Page Not Found - Quan họ Bắc Ninh https://quanhobacninh.vn/ Đến hẹn lại lên Sat, 16 Sep 2023 08:38:57 +0000 vi hourly 1 https://quanhobacninh.vn/wp-content/uploads/2014/05/quan-ho-bac-ninh-logo-150x150.png Page Not Found - Quan họ Bắc Ninh https://quanhobacninh.vn/ 32 32 Nguyễn Trung – Nhạc sĩ Vùng than thành danh ở miền Quan họ https://quanhobacninh.vn/nguyen-trung-nhac-si-vung-than-thanh-danh-o-mien-quan-ho/ https://quanhobacninh.vn/nguyen-trung-nhac-si-vung-than-thanh-danh-o-mien-quan-ho/#respond Sat, 16 Sep 2023 08:38:57 +0000 https://quanhobacninh.vn/?p=5424 Là một người lính với 70 năm tuổi đời, trải qua thời binh lửa, từ bài ca đầu tiên viết trong hầm pháo trên đảo Ngọc Vừng năm 1972 đến nay, nhạc sĩ Nguyễn Trung đã có hơn 50 năm sáng tác âm nhạc với hàng trăm ca khúc khác nhau được công chúng yêu […]

The post Nguyễn Trung – Nhạc sĩ Vùng than thành danh ở miền Quan họ appeared first on Quan họ Bắc Ninh.

]]>

Là một người lính với 70 năm tuổi đời, trải qua thời binh lửa, từ bài ca đầu tiên viết trong hầm pháo trên đảo Ngọc Vừng năm 1972 đến nay, nhạc sĩ Nguyễn Trung đã có hơn 50 năm sáng tác âm nhạc với hàng trăm ca khúc khác nhau được công chúng yêu nhạc mến mộ.

Nhạc sĩ Nguyễn Trung tên đầy đủ là Nguyễn Quang Trung. Ông sinh ra trong một gia đình công nhân mỏ ở Hà Lầm. Nguyễn Trung lớn lên, gắn bó sâu nặng với Quảng Ninh từ những năm tháng tuổi thơ cùng chúng bạn leo đồi hái sim, lên tầng nhặt than, xuống biển. Để rồi sau này những kỷ niệm ấy đã đi vào ca khúc của ông thiết tha, sâu lắng.

Nhạc sĩ Nguyễn Trung thời trẻ.

Nhạc sĩ Nguyễn Trung thời trẻ.

Nguyễn Trung yêu âm nhạc từ những năm niên thiếu. Ông kể: Không biết cái bài hát “Xe đạp ơi” nó có từ bao giờ chứ ngay từ hồi còn là học sinh Trường Cấp 3 Hòn Gai, nhà không có xe đạp, sáng sáng tôi đã phải dậy sớm cuốc bộ 8km từ Hà Tu ra Cọc 3 để tới trường. Thi thoảng gặp cô bạn cùng lớp da trắng, tóc dài, nhà ở Cọc 8 cho đi nhờ xe, mình sĩ diện không để con gái đèo, gò lưng đèo bạn đạp qua mấy cái dốc xong, hôm sau gối mỏi, chân chồn, lòng nhủ lòng cạch đến già không dám đi nhờ xe đạp nữa.

Vùng than gắn bó với Nguyễn Trung ngay từ những câu hát tuổi thơ như: “Em yêu đất mỏ quê em” hay “Bưng bát cơm trắng chớ quên hòn than đen” v.v.. Hơn thế nữa, đây còn là nơi người mẹ thân yêu của ông đã ngã xuống trong trận bom Mỹ trút xuống Hòn Gai trưa ngày 30/7/1966 tại hầm Văn phòng mỏ Hà Tu, khi bà là cấp dưỡng đang làm việc tại mỏ.

Cất giữ tấm ảnh mẹ trong ba lô, năm 1971, Nguyễn Trung nhập ngũ, làm anh lính ở đảo Cô Tô với nhiệm vụ trắc thủ đo xa pháo 122 bắn biển. Trong thời gian quân ngũ, ông tham gia các hội diễn nghệ thuật quần chúng quân khu, binh chủng và toàn quân. Ngày ngày, trên cao điểm 180 của đảo, phóng tầm mắt dõi về hướng đất liền, lòng Nguyễn Trung bỗng trào lên nỗi nhớ Vùng than, thôi thúc trong lòng quyết tâm bảo vệ đảo. Ông kể, hồi đó trang thiết bị sinh hoạt văn hoá văn nghệ của bộ đội trên đảo vô cùng thiếu thốn. Cả đơn vị có mỗi cây đàn ghi ta, anh em dành nhau chơi, lắm khi đứt dây phải nối nhằng nhịt như dây chão. Nhưng con đường đến với âm nhạc của Nguyễn Trung cũng bắt đầu từ cây ghi ta cổ điển ấy. Một anh bạn cùng đơn vị dạy ông chơi ghi ta. Lại thêm hồi đó có một cô bạn ở Văn công Phòng không – Không quân thường xuyên gửi các bản nhạc soạn cho ghi ta. “Thế là tôi trở thành học trò “học qua thư” của các danh cầm nổi tiếng như: Văn Vượng, Tạ Tấn, Phạm Ngữ… Cái tên “Trung ghi ta” mà các nữ dân quân trên đảo đặt cho tôi cũng bắt đầu từ ngày ấy” – Nhạc sĩ Nguyễn Trung kể.

Nhạc sĩ Nguyễn Trung tại Vân Đồn năm 2017.

Nhạc sĩ Nguyễn Trung tại Vân Đồn năm 2017.

Nguyễn Trung cho rằng, chính cuộc sống gian khổ trên đảo với những cuộc chiến đấu ác liệt chống chiến tranh phá hoại của máy bay và tàu chiến Mỹ đã cho ông cảm hứng sáng tác nên những bài hát phục vụ quân và dân trên đảo. Hiện thực của cuộc sống đã tạo nên cơ duyên cho ông đến với âm nhạc. Hay nói đúng hơn, những người hoạt động nghệ thuật như các ông đã sáng tạo nên những tác phẩm để phục vụ cho cuộc sống.

Sáng tác đầu tiên của Nguyễn Trung là ca khúc “Phân đội chỉ huy” được viết ngay trên cao điểm 180 trong những ngày đó. Rồi sau đó, những ca khúc như: “Tiếng hát trên sóng Hạ Long”, “Giữ biển”, “Cô gái tổng đài”, “Lên đồi cao”, “Đường lên tầng” v.v.. lần lượt ra đời. Mỗi một ca khúc ra đời là một kỷ niệm sâu sắc không thể nào quên với Nguyễn Trung. Nhạc sĩ cho biết, bài hát “Tiếng hát trên sóng Hạ Long” được ông viết năm 1972, khi đang là Trung đội trưởng pháo binh thuộc Trung đoàn 242 đóng quân ở đảo Ngọc Vừng. Bài hát ấy cho tới bây giờ, nhiều bà con trên đảo vẫn thuộc và hát. Trong một lần về thăm đảo, Nguyễn Trung gặp lại các nữ dân quân đã từng phối hợp chiến đấu với đơn vị của ông bảo vệ đảo năm xưa. Họ reo lên: “Trung Ghita!” và hát lại bài hát “Tiếng hát trên sóng Hạ Long”. Ông bảo niềm hạnh phúc ấy, có lẽ không giải thưởng nào có thể so sánh được.

Năm 1976 ông được cử về học tại Trường Sĩ quan Chính trị nay là Trường Đại học Chính trị đóng ở huyện Phổ Yên, tỉnh Bắc Thái cũ, nay là tỉnh Thái Nguyên. Đây cũng là nơi để ông sớm bộc lộ khả năng sáng tác âm nhạc của mình. Nguyễn Trung say sưa đàn Accordion, một nhạc cụ phổ biến trong các đơn vị bộ đội thời bấy giờ. Ông còn tham gia nhiệt tình vào các phong trào văn nghệ xung kích của đơn vị. Những ca khúc của ông lần lượt ra đời trong thời kỳ này như: “Hành khúc học viên”, “Lên đường”, “Chiếc xe phim” v.v..

Sau đó, Nguyễn Trung được giữ lại Học viện làm cán bộ tuyên huấn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ văn nghệ Trường Sĩ quan chính trị Bắc Ninh. Đây là điều kiện tốt để ông sáng tác và biểu diễn. Có lẽ, những năm tháng sống và làm việc trên quê hương Quan họ đã giúp ông có được nhiều vốn sống để thăng hoa trong sáng tác âm nhạc. Nhiều ca khúc mang đậm dấu ấn của người lính được ông sáng tác thời kỳ này. Đó là: “Hành khúc xây dựng Đảng”, “Lên đường”, “Gánh cơm ra thao trường”, “Lời những hàng dâu”, “Trên mặt trận mới”… Trong thời gian quân ngũ, ông tham gia các hội diễn nghệ thuật quần chúng quân khu, binh chủng và toàn quân. Ông đã có những ca khúc, ca cảnh đạt giải như: “Giữ biển”, “Tiếng hát trên sóng Hạ Long”, “Cô gái tổng đài”...

Một bài hát khác cũng có gợi nhớ đến Quảng Ninh là “Gánh cơm ra thao trường” được viết khi ông về học tại Trường Sĩ quan chính trị. Nhìn hình ảnh các nữ chiến sĩ nuôi quân ngày ấy, kĩu kịt gánh những gánh cơm cho học viên đi rèn luyện trên thao trường khu vực chùa Bổ Đà, bên kia sông Cầu, ông đã xúc động viết bài hát này. Nguyễn Trung cho biết, ông viết về các chiến công từ chiến tích của Lý Thường Kiệt chống giặc Tống trên phòng tuyến sông Cầu (Bắc Ninh) đến chiến công của Trần Khánh Dư phá tan đoàn thuyền lương của quân Nguyên trên biển Vân Đồn. Ông muốn gửi một lời nhắn nhủ với các chiến sĩ về niềm tự hào của truyền thống cha ông chiến thắng quân xâm lược.

Năm 1984, Nguyễn Trung xin chuyển ngành về làm cán bộ công đoàn Công ty Xây dựng số 4, Bộ Xây dựng. Tại đây, ông đã đóng góp rất nhiều cho phong trào văn hóa văn nghệ của công ty. Ca khúc của ông ở giai đoạn này khúc triết hơn và cũng khoáng đạt hơn. Có thể kể ra các ca khúc như: “Một trong năm khúc gọi đò”, “Trên mặt trận mới”, “Hội làng mùa xuân”, “Từ sông Đông đến sông Cầu”, “Bến nước quê hương”, “Đảo nhớ”, “Giữ biển” v.v.. Đặc biệt là bài Tìm em trong chiều hội Lim đã ra đời và ngân vang trong rất nhiều hội diễn cả trong tỉnh lẫn ngoài tỉnh.

Nhạc sĩ Nguyễn Trung (ngoài cùng bên phải) trong dịp cùng người thân tham quan đình Quan Lạn, huyện Vân Đồn.

Nhạc sĩ Nguyễn Trung (ngoài cùng bên phải) trong dịp cùng người thân tham quan đình Quan Lạn, huyện Vân Đồn.

Khi chuyển về Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Ninh, ông công tác tại Phòng Văn nghệ làm đạo diễn các chương trình ca nhạc, tham gia nhiều chương trình liên hoan truyền hình toàn quốc. Ông được kết nạp vào Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2007.

Nhạc sĩ Nguyễn Trung có nhiều ca khúc được phổ biến rộng rãi, được giải thưởng cấp Trung ương, khu vực và cấp tỉnh, là một trong những người có đóng góp tích cực xây dựng, phát triển đội ngũ hoạt động âm nhạc ở Bắc Ninh. Ông đã giành được nhiều huy chương vàng, bạc trong các liên hoan truyền hình, liên hoan âm nhạc. Hiện nay, nhạc sĩ Nguyễn Trung là Chi hội trưởng Chi hội Âm nhạc tỉnh Bắc Ninh. Ông đang sống và sáng tác tại Bắc Ninh nhưng mỗi khi có điều kiện ông lại trở về Quảng Ninh, nơi đã lưu giữ biết bao kỷ niệm vui buồn thời trai trẻ.

Phạm Học (baoquangninh.vn)

The post Nguyễn Trung – Nhạc sĩ Vùng than thành danh ở miền Quan họ appeared first on Quan họ Bắc Ninh.

]]>
https://quanhobacninh.vn/nguyen-trung-nhac-si-vung-than-thanh-danh-o-mien-quan-ho/feed/ 0
Nghệ nhân Quan họ Mai Văn Sỹ https://quanhobacninh.vn/nghe-nhan-quan-ho-mai-van-sy/ https://quanhobacninh.vn/nghe-nhan-quan-ho-mai-van-sy/#respond Thu, 09 Mar 2023 12:51:58 +0000 https://quanhobacninh.vn/?p=4552 Cầm trên tay đề cương tập sách “Làng Quan họ gốc và nghệ nhân Quan họ”, tôi tìm đến nhà nghệ nhân Mai Văn Sỹ ở thôn Xuân ổ A, phường Võ Cường (thành phố Bắc Ninh). Đã ở tuổi 87, tai không còn nghe rõ, mỗi câu nói phải nhắc lại đến mấy lần, […]

The post Nghệ nhân Quan họ Mai Văn Sỹ appeared first on Quan họ Bắc Ninh.

]]>
Cầm trên tay đề cương tập sách “Làng Quan họ gốc và nghệ nhân Quan họ”, tôi tìm đến nhà nghệ nhân Mai Văn Sỹ ở thôn Xuân ổ A, phường Võ Cường (thành phố Bắc Ninh). Đã ở tuổi 87, tai không còn nghe rõ, mỗi câu nói phải nhắc lại đến mấy lần, song khi biết tôi hỏi về nghề chơi và người chơi Quan họ thời xưa thì cụ Sỹ rành rọt kể tường tận.

Cụ Mai Văn Sỹ là một trong 25 nghệ nhân Quan họ được xác định trên cơ sở khảo sát những tiêu chí chung đã được thông qua trong cuộc hội thảo khoa học do Cục Di sản văn hoá phối hợp với Sở Văn hoá – Thông tin Bắc Ninh (trước đây) tổ chức năm 2003 với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu T.Ư và địa phương.

Theo lời nghệ nhân thì cụ chơi Quan họ từ năm 14 tuổi, lúc đó được chị Hai Nghiên là người làng Đào Xá, lấy chồng về Xuân ổ truyền dạy lại. Những ngày xa lắm rồi, giờ chỉ còn lại trong ký ức của người nghệ nhân cao tuổi đã đi gần trọn vẹn cuộc đời.

Cái nghề chơi Quan họ cũng thật lắm công phu, nếu không ham và say thì thật khó gắn bó được. Thời cụ Sỹ, để thu nhận được nhiều nhất vốn quý của cha ông phải học cả ngày cả đêm. Học từ người truyền dạy trực tiếp là chị Hai Nghiên một phần, phần khác được trang bị ở các cuộc giao lưu mà cụ gọi là “chơi” Quan họ. Từ năm 14 tuổi, khi bắt đầu mê và tham gia chơi Quan họ, chàng thiếu niên Mai Văn Sỹ đã cùng “bọn Quan họ” làng Xuân ổ đi chơi ở Bịu. Vẫn nhớ 12 năm “khăn gói” về làng Bịu rồi mấy mươi năm tiếp theo chơi ở Đào Xá, song khi nhắc đến những bạn chơi: ông Ninh, ông Lượng, ông Thuần, ông Hoà… thì cụ Sỹ ngậm ngùi bởi nay đều đã trở thành người thiên cổ rồi. “Ngày ấy chúng tôi chơi với nhau tình nghĩa lắm. Cái nghĩa, cái tình của người Quan họ không phải là tình yêu trai gái như trong lời hát đâu, mà bằng sự thủy chung, trọn vẹn trong đường ăn nhẽ ở”, “Không chỉ là  tình nghĩa giữa các liền anh, liền chị với nhau mà còn là tình nghĩa với gia đình, người nhà nữa. Bố mẹ ai đau yếu thì dù xa xôi đến mấy cũng phải đến thăm nom”.

Như được cởi tấm lòng, khi tôi hỏi về lề lối chơi và các giọng Quan họ, liền anh Mai Văn Sỹ hào hứng “Đã không chơi thì thôi. Một buổi chơi Quan họ công phu, tường tận lắm chứ”. Và cứ thế, cụ Sỹ vừa diễn giải vừa hát minh hoạ cho tôi nghe các giọng lề lối, giọng lẻ, giọng vặt và giọng giã bạn. “Nếu kể ra thì giờ tôi còn nhớ được khoảng 60 câu. Cũng già lắm rồi. Nhưng tôi không nghe được cách hát của người bây giờ, không đúng. Mà những bài chúng tôi hát ngày xưa giờ người ta cũng không học được, không theo được là vì ngày xưa vừa hát vừa chơi Quan họ, có hàng loạt những quy định khắt khe. Mỗi thời một khác, ngày ấy, chúng tôi đi cày về, mệt thế mà cứ đi hát là lại khoẻ”.

Ngày xưa say chơi Quan họ đến độ hát thâu đêm suốt sáng, ngày này qua ngày khác mà vẫn không chán nên giờ có tuổi, bạn Quan họ cứ mất dần, cụ Sỹ càng nhớ những ngày đã xa. Con cháu kể, nhiều đêm không ngủ được cụ lại trở dậy hát mấy câu. Một trong những câu liền anh ấy hát cho tôi nghe là “Yêu nhau chẳng lấy được nhau. Nếu mà lấy được đâu nên thế này. Đây là Xuân ổ nay. Cách mạn không xa miền. Bởi chưng trời tối nên duyên vẫn chưa se đường. Cách con sông Thương nước chảy đôi dòng. Dù trong hay đục người trông bên nào. Nhác trông lên giời thấy bốn ông sao. Chỗ quang không mọc mọc vào đám mây. Cái giếng hồ Tây biết bao giờ cạn. ở trong vườn đào lòng tôi hướng cao. Hỏi khách má đào, chị Năm chị Sáu cùng tưởng nơi nào hơn chúng tôi…”. Cụ bảo, câu này do cụ sáng tác, từng hát rất nhiều cho mọi người nghe, nhưng lần nào cũng chỉ hát có một lần chứ không hát lại bao giờ dù rằng nhiều người thích và muốn được nghe lại.

Từng truyền dạy chút vốn cho chị em nghệ sỹ Thuý Cải, nghệ nhân Sỹ vẫn nhớ, đó là cô học trò chăm chỉ và tiếp thu rất nhanh, hát rất có hồn. Bây giờ, phần vì tuổi cao không đi xa được, phần vì cũng chẳng có nhiều người tâm huyết, cụ Sỹ bảo nếu ai muốn học thì đến nhà cụ truyền dạy. Đem băn khoăn “Làm gì để duy trì và phát triển được vốn Quan họ truyền thống trong điều kiện hiện nay?”, người nghệ nhân già chia sẻ nỗi niềm: “Ngày xưa chúng tôi vì say mà gắn bó được nên bây giờ muốn giữ được vốn quý cha ông để lại phải có những người thực sự yêu thích”.

V.H

The post Nghệ nhân Quan họ Mai Văn Sỹ appeared first on Quan họ Bắc Ninh.

]]>
https://quanhobacninh.vn/nghe-nhan-quan-ho-mai-van-sy/feed/ 0
Nghệ nhân Quan họ Vũ Thị Chịch https://quanhobacninh.vn/nghe-nhan-quan-ho-vu-thi-chich/ https://quanhobacninh.vn/nghe-nhan-quan-ho-vu-thi-chich/#respond Thu, 09 Mar 2023 12:51:43 +0000 https://quanhobacninh.vn/?p=4553 “… Lúc bấy giờ tôi còn con gái, hay đi xem tát ao. Ông Cửu và ông Huyền (hai nghệ nhân Quan họ làng Y Na) là hai bậc đáng tuổi anh hát Quan họ rất giỏi. Các ông ấy vừa đạp guồng nước vừa hát. Tôi đi xem tát ao thật, nhưng thực tình […]

The post Nghệ nhân Quan họ Vũ Thị Chịch appeared first on Quan họ Bắc Ninh.

]]>
“… Lúc bấy giờ tôi còn con gái, hay đi xem tát ao. Ông Cửu và ông Huyền (hai nghệ nhân Quan họ làng Y Na) là hai bậc đáng tuổi anh hát Quan họ rất giỏi. Các ông ấy vừa đạp guồng nước vừa hát. Tôi đi xem tát ao thật, nhưng thực tình là nghe hát.

Tôi nhập tâm rất nhanh. Các ông hát đến câu nào tôi nhớ đến câu đó. Đến giờ tôi chưa quên một đoạn các ông ấy hát thế này: “

– Đêm ngắn tình dài, suốt đêm thâu canh em còn thao thức hết đứng lại ngồi…”.

Ban ngày nghe hát thế, đến tối mấy chị em chơi với nhau ở sân đình gặp nhau cứ nghêu ngao hát, rồi thuộc lúc nào không hay. Đấy, tôi đến với quan họ bằng con đường nào ư? Tôi còn nhớ được như thế đấy…”.

Nghệ nhân Vũ Thị Chịch ngồi kể lại cái thời xa xưa của mình mà ngỡ như mới hôm qua hôm kia vậy. Cứ nhìn ánh mắt của bà còn tươi, nụ cười thật hiền của bà còn đọng, tôi hiểu ra điều đó. Đây là một liền chị Quan họ có thể nói từng vang bóng, nổi đình nổi đám một thời mà tôi có may mắn được quen biết.

Bà Vũ Thị Chịch (còn gọi là bà Lô) sinh năm 1919 ở thôn Y Na, phường Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh. Năm 1934, mới 15 tuổi bà đã biết hát Quan họ, thuộc và hát được khoảng 20 câu thông thường, hay được bọn Quan họ trong làng hồi ấy cho đi theo chơi hội đó đây. Với Quan họ Y Na, thế hệ trước có ông Cửu, ông Huyền (Sáu Huyền) là một cặp hát rất nổi tiếng. Đến thời bà Chịch, thì ngay từ lúc trẻ, mới mười tám đôi mươi, bà Chịch đã là người khá nổi trội không chỉ ca hát thành thạo trên trăm câu đối đáp, hơn thế bà còn là người giao tiếp giỏi, nói năng lưu loát, nên được các “bọn” Quan họ gần xa tôn vinh làm chị Cả. Về việc này, đã có lần bà kể: “ Thời tôi, làng có hai bọn Quan họ thôi. Bọn nữ chúng tôi có 4-5 chị em, như bà Đệ, bà Miên, bà Tịnh, bà Mí. Khi hát với các anh Quan họ bên làng Yên, hoặc có hôm hát với các anh bên Thị Chung, thường các bà ấy cứ đùn đẩy cho tôi nói trước. Tôi chẳng ngại. Tôi thường mở đầu thế này: – Thưa anh Hai, anh Ba, anh Tư… chúng em xấu ăn vụng nói, vụng gói vụng mở, xin các anh cho phép chị em chúng em được ca trước đấy ạ…

Một câu thưa gửi trước các liền anh của bà Chịch chúng tôi vừa trích dẫn… ngẫm ra thấy khiêm nhường mà khôn ngoan, mộc mạc nhưng đáo để, và thế mới xứng nơi trai tài gái sắc. Đến tận bây giờ, bà Chịch gần như cả cuộc đời gắn bó với ca hát Quan họ, với biết bao câu chuyện buồn vui, có lẽ viết đến cả cuốn sách không hết. ở đây, tôi chỉ ghi tóm tắt những ý chính liên quan đến bài viết thông qua lời bà kể:

– “Các con tôi đứa nào cũng hát được. Thấy Quan họ nó hay, nó quý thì phải truyền dạy cho các con các cháu trong nhà. Tôi ví như cháu Thiện (bà Nguyễn Thị Thiện 52 tuổi) là cháu gái thứ của tôi hát cũng rất khá. Bằng chứng là năm 1976 cháu được đi hát phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV tại Hà Nội. Nhưng tiếc là cháu lấy chồng xa, mãi trên Lạng Sơn, không kèm cặp được nhiều. Còn như cháu Lô (ông Nguyễn Sông Lô 62 tuổi) hát cũng rất vững, thuộc nhiều bài, lại am hiểu lối chơi. Hôm nọ cháu nói trên vô tuyến đấy, rằng Quan họ làm gì có sông Cầu nước chảy lơ thơ, chảy lơ thơ là chảy như thế nào? Phải hát là: – Sông Cầu nước chảy lững lờ, đôi ta thương nhớ bao giờ cho nguôi, mới đúng chứ…? và đấy là các con tôi. (bà Chịch ngừng lời lấy miếng trầu, quệt thêm tý vôi, cho nốt vào miệng rồi kể tiếp) – Còn người làng ư, tôi cũng đã dạy cho mấy cháu, nhưng khá phải kể đến cháu Nga (bà Nguyễn Thị Nga 52 tuổi) và cháu Nghị (bà Nguyễn Thị Nghị 53 tuổi), hai cháu này hát đều hay, cũng rất tiếc cả hai đều lấy chồng thiên hạ. Đấy nhé, cháu Nga, cháu Nghị, cháu Thiện… toàn những cháu gái hát hay. Chẳng thế mà Y Na chúng tôi từ xưa có tiếng là con gái hát hay. Với Đoàn Dân ca quan họ Bắc Ninh thì… tôi dạy nhiều hơn. Các vị ấy năm 1973-1974 đến ở làng tôi, sao tôi không nhớ. Tôi dạy cho anh Lẫm này, chị Phức này, rồi anh Mùi, chị Thúy Cải, anh Hai Tráng… thậm chí đến con ông ấm người làng Yên Mẫn là học sinh Trường Văn hóa nghệ thuật của tỉnh đến nhờ, tôi cũng dạy. Buồn cười, con bé ấy tôi có biết tên đâu, thấy xã người ta dẫn đến nhà, bảo là nhờ dạy cho mấy câu để làm vô tuyến gì đấy, hỏi ra mới biết nó là con ông ấm, ông ấm là con bà cụ Ngư, bà Ngư lại là bạn tôi, trong khi bà cụ Ngư thì mất lâu rồi, nể quá, đành phải dạy. Đấy ông xem, truyền hát Quan họ nó còn lôi thôi dây mơ rễ má như thế ấy chứ. Vì, như ông biết, ngày xưa chúng tôi đi hát khắp nơi, quen biết nhiều, nay gặp, ngại cũng phải giúp. Bây giờ nói đến cái chuyện ông hỏi xa xưa đi chơi quan họ ở những đâu ư? Tôi phải nói với ông thế này: – bên Yên Mẫn, bên Thị Chung, rồi trên Diềm, trên Đặng, nhiều lắm, nhưng thắm thiết nhất, vẫn là chơi với Quan họ Bồ Sơn, vì dưới ấy còn là chỗ kết chạ anh em với Y Na chúng tôi…

Năm nay bà Chịch tròn 90 tuổi, nhưng còn khá minh mẫn. Tai nghe rõ. Thỉnh thoảng (trong lúc nói chuyện với tôi) bà xen kẽ hát một hai câu để ví dụ. Thật tình, ngồi trò chuyện lần này, tôi mới có dịp quan sát. ở bà, từ cách xưng hô, cách nói chuyện, hay cách ăn trầu, hoặc mời uống nước… tất cả vẫn toát lên vẻ đẹp nền nã xa xưa của một thời con gái Quan họ, sao mà gần gũi nhưng rất đỗi kiêu sa. Tuy bà mệt mấy bữa nay, khi biết tôi đến chơi, bà vẫn cố gượng sức ngồi tiếp chuyện chu đáo, tận tình. Bà cười, bảo, có Quan họ đến nhà, thấy người như khỏe ra. Tôi cảm động khi nhận từ tay bà một miếng trầu. Trộm nghĩ, không biết còn được gặp bà cụ để nói chuyện Quan họ mấy lần nữa. Kẻo, các cụ cao tuổi thế này, như chuối chín cây, như đèn trước gió. Lạy giời. Tôi không dám nghĩ xa hơn, không dám phiền hơn một người già đang ốm, vội đứng dậy xin phép ra về, chỉ hỏi lại: “Bà thấy Quan họ làng mình hiện nay thế nào, có gìn giữ được không”?.

– Thì… cũng được. Bà Chịch chậm rãi: – Bây giờ lớp trẻ nó hát theo lối mới, chưa mềm như chúng tôi ngày xưa. Lúc lên cao, lúc xuống thấp phải biết ghìm âm thanh, không được mở cái miệng nó quá to, ô ố, a á như mấy chị mấy anh bây giờ. Quý ở chỗ, cái nét của ngày xưa họ còn giữ được. Nhưng… khó vẫn là chơi. Phải biết chơi Quan họ. Điều ấy mới đáng nói. Thế này nhá:

Gặp nhau chẳng hỏi chẳng chào,
Khi nào nên bạn đời nào nên quen.

Quan họ lề lối nhiều. Nhưng bắt đầu từ nhời chào. Các ông bây giờ có thấy thế không?.

6 di sản nhân văn sống đã được lựa chọn

Ngày 10/12004, Cục Di sản, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) dựa trên 3 tiêu chí: phải là nghệ nhân các làng quan họ gốc, phải tham gia một tổ chức quan họ truyền thống trước năm 1940; có công lao trong việc duy trì, phát triển quan họ; trình độ nghệ thuật điêu luyện, khả năng trình diễn xuất sắc, có lối sống của người quan họ đã chọn được 6 nghệ nhân đại diện 64 nghệ nhân trên 49 làng quan họ gốc Bắc Ninh là Di sản nhân văn sống cấp Nhà nước, 6 cụ đó là:
1. Nguyễn Thị Khướu, 103 tuổi, hát quan họ từ năm 13 tuổi, làng Ngang Nội, xã Hiên Vân, huyện Tiên Du.
2. Nguyễn Văn Thị, 97 tuổi, hát quan họ từ năm 16 tuổi, làng Viêm Xá, xã Hòa Long, TP Bắc Ninh.
3. Vũ Thị Chịch, 84 tuổi, hát quan họ từ năm 15 tuổi, làng Y Na, phường Kinh Bắc, TP Bắc Ninh.
4. Nguyễn Thị Nguyên, 83 tuổi, hát quan họ từ năm 15 tuổi, làng Khả Lễ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh.
5. Ngô Thị Nhi, 82 tuổi, hát quan họ từ năm 10 tuổi, làng Viêm Xá, xã Hòa Long, TP Bắc Ninh.
6. Nguyễn Thị Bé, 84 tuổi, hát quan họ từ năm 13 tuổi, làng Đào Xá, xã Phòng Khê, TP Bắc Ninh.

Đức Miêng

The post Nghệ nhân Quan họ Vũ Thị Chịch appeared first on Quan họ Bắc Ninh.

]]>
https://quanhobacninh.vn/nghe-nhan-quan-ho-vu-thi-chich/feed/ 0
Nhạc sỹ Ngô Quốc Tính và những ca khúc về miền Quan họ https://quanhobacninh.vn/nhac-sy-ngo-quoc-tinh-va-nhung-ca-khuc-ve-mien-quan-ho/ https://quanhobacninh.vn/nhac-sy-ngo-quoc-tinh-va-nhung-ca-khuc-ve-mien-quan-ho/#respond Thu, 09 Mar 2023 12:45:54 +0000 https://quanhobacninh.vn/?p=4550 Vào dịp lễ hội đền Đô tôi có vinh hạnh được nghe nhạc sĩ Ngô Quốc Tính hát bài ông mới sáng tác về quê hương Bắc Ninh. Ông hát cho bạn bè nghe mà say sưa hào sảng đầy truyền cảm. Vốn đã yêu thích Trên công trường rộn tiếng ca từ lâu, nay […]

The post Nhạc sỹ Ngô Quốc Tính và những ca khúc về miền Quan họ appeared first on Quan họ Bắc Ninh.

]]>
Vào dịp lễ hội đền Đô tôi có vinh hạnh được nghe nhạc sĩ Ngô Quốc Tính hát bài ông mới sáng tác về quê hương Bắc Ninh. Ông hát cho bạn bè nghe mà say sưa hào sảng đầy truyền cảm.

Vốn đã yêu thích Trên công trường rộn tiếng ca từ lâu, nay được gặp mặt, thậm chí còn được nghe tác giả trực tiếp hát khiến tôi vô cùng ngưỡng mộ. Đến khi nghe nhạc sĩ Ngô Quốc Tính mời về nhà ông ở Phật Tích chơi thì tôi thật sự ngỡ ngàng, ngỡ ngàng vì bây giờ mới biết người nhạc sĩ hào hoa mình rất hâm mộ ấy lại là người quê mình, ngỡ ngàng vì sự dễ gần hiếu khách của con người mình cho là rất nổi tiếng ấy.

Nhạc si Ngô Quốc Tính

Nhạc si Ngô Quốc Tính

Nhà nhạc sĩ Ngô Quốc Tính ở thôn Vĩnh Phú (xã Phật Tích-huyện Tiên Du) ngay dưới chân núi Phật Tích đầy màu xanh cây lá và huyền thoại của vùng đất sơn thủy hữu tình. Ngay trong khuôn viên nhà ông cũng đầy màu xanh cây trái, đúng là cảnh về vườn thung dung tự do tự tại. Đến khi ngồi hỏi chuyện tôi lại một lần nữa phải ngỡ ngàng vì nhạc sĩ Ngô Quốc Tính không phải quê Phật Tích mà ông chỉ chọn nơi đây là nơi đất lành chim bồ câu đến ở từ ngày về hưu năm 2002 thôi.

Nhạc sĩ Ngô Quốc Tính quê ở Bình Lục-Hà Nam, sinh năm 1943 ở Hà Nội trong gia đình có học. Sau đó cụ thân sinh chuyển gia đình về quê sống bằng nghề nông và cụ dạy học ở trường làng. Học xong cấp 3 ông lên Hà Nội tự kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau để thi vào trường Mỹ thuật. Học vẽ nhưng ông thích cả âm nhạc nên tự học thêm cả nhạc lý và chơi đàn. Bằng sự nhạy cảm, năng khiếu cá nhân ông đã bắt đầu sáng tác ca khúc ngay từ thời thanh niên sôi nổi ấy. Năm 1964 bài hát Niềm vui cô thợ dệt được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam giúp ông tự tin đi trên con đường dài âm nhạc. Học xong trường Mỹ thuật ông về công tác ở quận Ba Đình, đến năm 1966 ông trở thành hội viên sáng lập Hội Văn học – Nghệ thuật Hà Nội. Ông được cử đi nghiên cứu chèo để viết nhạc kịch đầu tiên cho vở chèo Nhịp cầu non nước của tác giả Lương Tá, nghệ sĩ nhân dân Trần Hoạt đạo diễn. Năm 1968 ông về công tác ở tỉnh Ninh Bình. Năm 1970-1971 ông là Chỉ đạo nghệ thuật dẫn Đoàn văn công xung kích tỉnh Ninh Bình vào Nam phục vụ ở các chiến trường B-C. Những ngày lăn lộn ở chiến trường ác liệt này đã cấp cho ông những cảm hứng nghệ thuật lớn về Tổ quốc, về nhân dân để ông đưa vào tác phẩm, từ đó có sự bứt phá tạo nên tên tuổi cá nhân đậm dấu ấn trong lòng công chúng. Như năm 1973 ký Hiệp định Pari ông đến thăm công trường xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình đã có cảm xúc viết nên tác phẩm Trên công trường rộn tiếng ca. Hay năm 1979 ông đi thực tế ở Lạng Sơn đã viết nên tác phẩm Hương hồi xứ Lạng… Năm 1974 ông học sáng tác hệ đại học chính quy ở Nhạc viện Hà Nội. Từ năm 1992 ông là Chánh văn phòng Hội Nhạc sĩ Việt Nam đến lúc nghỉ hưu năm 2002.

Khi được hỏi vì sao ông lại về ở vùng quê bên núi Cô Tiên tỉnh Bắc Ninh, nhạc sĩ Ngô Quốc Tính trả lời chân tình “Thì đất lành chim đậu thôi”, nhưng qua hàng loạt ca khúc mới như: Hành khúc thành phố Bắc Ninh, Kinh Bắc nẻo đường xa, Yêu lắm Tiên Du, Dòng tranh lúng liếng, Bắc Ninh thành phố gọi thơ, Bè trầm la lả (phổ thơ Phạm Văn Nam người Phật Tích), Chiều chưa em (phổ thơ Giáp Đình Chiến), Dòng trăng lúng liếng và đặc biệt là hai tác phẩm bề thế Nàng nhũ hương (kịch hát về Vua Bà thuỷ tổ Quan họ), Phật Tích (tổ khúc hợp xướng 4 chương) thì thấy chính sức hút của bề dày truyền thống văn hiến Bắc Ninh-Kinh Bắc đã đưa nhạc sỹ về đây. Ông đã đọc nhiều sách viết về văn hóa, về Quan họ Bắc Ninh nhưng theo ông như thế vẫn chưa đủ, chưa ngấm được hết chất men say của vùng đất đặc biệt này trong lịch sử phát triển nền văn hóa dân tộc. Chỉ có sống cuộc sống như người dân nơi đây mới có thể cảm thấy hết được chiều sâu trầm tích làm nên diện mạo văn hóa đặc trưng quê Quan họ. Và ông sống đúng như vậy. Luôn là một người dân gương  mẫu, hòa đồng cùng dân làng. Ông tham gia Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh, giảng bài ở trường Văn hóa Nghệ thuật, đi điền dã các làng quê mới, giao lưu bạn bè mới. Chưa đầy mười năm chất Kinh Bắc dường như đã ngấm đủ để ông viết tác phẩm Phật Tích có những câu vừa lão thực vừa tài hoa thế này:

Có phải những tiếng chuông từ vương triều Lý
Ngân nga tới tận cửu trùng
Và hương ngâu vẫn nhuộm tím tiếng chuông chùa
Lúng liếng hoa cau vẫn nép vào trang sách
Trang sách giật mình hóa Tiến sỹ Nhà thơ

Phật Tích-Tiên Du-Bắc Ninh-Kinh Bắc
Nền văn hiến uốn cong nòng súng
Quan họ canh dài mài sáng quắc đường gươm.

(trích từ chương 2 Huyền tích phú của Tổ khúc hợp xướng 4 chương Phật Tích)

Hiện nay chùa Phật Tích đang được tôn tạo và xây mới nhiều hạng mục bề thế, đặc biệt là pho tượng Thích Ca cao vài chục mét trên đỉnh núi Tiên sẽ biến nơi đây thành đại danh lam khôi phục lại diện mạo hưng thịnh thời Lý Trần. Du khách trẩy về đây càng ngày càng đông hơn và khi ấy nét nhạc Phật Tích hẳn sẽ làm rung động lòng người một cách sâu lắng hơn, trầm mặc hơn.

Bắc Ninh-Kinh Bắc trước đây đã có một Hồng Thao cả đời sưu tầm nghiên cứu Quan họ, một Nguyên Hồng bỏ chức tước về ở hẳn ấp Cầu Đen chuyên tâm viết văn. Ngày nay lại có họa sĩ Phan Cẩm thượng về ở tại chùa Dâu và chùa Bút Tháp để nghiên cứu thiền họa và nghệ thuật ngày thường. Và còn phải kể đến nhạc sĩ Ngô Quốc Tính ngụ bên non Tiên làm nhạc nữa chứ!

Phạm Thuận Thành
Thường Vũ, An Bình, Thuận Thành

The post Nhạc sỹ Ngô Quốc Tính và những ca khúc về miền Quan họ appeared first on Quan họ Bắc Ninh.

]]>
https://quanhobacninh.vn/nhac-sy-ngo-quoc-tinh-va-nhung-ca-khuc-ve-mien-quan-ho/feed/ 0
Tìm về cội nguồn Quan họ https://quanhobacninh.vn/tim-ve-coi-nguon-quan-ho/ https://quanhobacninh.vn/tim-ve-coi-nguon-quan-ho/#respond Thu, 09 Mar 2023 11:57:22 +0000 https://quanhobacninh.vn/?p=4549 Được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ địa phương, tôi đến nhà cụ Trần Thị Phương ở xóm Chùa, thôn Thượng Đồng (Vạn An-TP Bắc Ninh). Sau những lời tự giới thiệu và thăm hỏi chân thành, tôi được đắm mình về thời con gái của một Liền chị quan họ nổi tiếng […]

The post Tìm về cội nguồn Quan họ appeared first on Quan họ Bắc Ninh.

]]>
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ địa phương, tôi đến nhà cụ Trần Thị Phương ở xóm Chùa, thôn Thượng Đồng (Vạn An-TP Bắc Ninh). Sau những lời tự giới thiệu và thăm hỏi chân thành, tôi được đắm mình về thời con gái của một Liền chị quan họ nổi tiếng và một vùng quan họ đầy chất thơ, mến khách của xứ Kinh Bắc.

Cụ Phương kể: Tôi sinh năm 1913, năm nay 96 tuổi. Bố và anh trai tôi đều là các Liền anh quan họ và tôi được học hát từ cha và anh khi còn rất nhỏ. Đến năm 15 tuổi thì được nhập “Bọn” quan họ của làng. Làng tôi có tới 4 bọn quan họ: hai bọn quan họ nam và hai bọn quan họ nữ. Các bọn quan họ nam của làng tôi kết bạn quan họ truyền đời với các bọn quan họ nữ làng Điều Thôn, còn các bọn quan họ nữ làng tôi chơi với các bọn quan họ nam làng Đọ Xá. Bọn quan họ nữ chúng tôi có bẩy người: Đứng đầu là Liền chị hai Mân, sau đến ba Đậu, tư Sáng, năm Phương, sáu Khuê, bẩy Tích. Chơi với nhau trong bọn quan họ, chúng tôi quý trọng nhau lắm, coi nhau như chị em ruột thịt; không những rủ nhau đi học hát, khi nhà ai trong bọn có công to việc lớn chúng tôi đều đến thăm hỏi, chia sẻ, động viên. Và mỗi khi đình đám hội hè là chúng tôi rủ nhau đi hát hội, hát canh.

Bạn đọc viết về Tìm về cội nguồn Quan họ

Bạn đọc viết về Tìm về cội nguồn Quan họ

Cụ Phương kể tiếp: “Chơi” quan họ là phải theo lề lối. Hàng năm, mỗi khi đình đám hội hè, làng có hội phải cử đôi quan họ đến các làng quan họ kết chạ để mời. Đúng hẹn, các Liền anh Liền chị được mời đến đông đủ. Ngay từ cổng làng, cổng đình chùa, quan họ chủ nhà đã ra đón khách: Tay bê cơi trầu miệng hát mời đón khách bằng những lời ca nghe ngọt ngào, tế nhị. Sau đó, quan họ chủ nhà mời quan họ bạn đi lễ Phật, lễ thánh, hát hội. Và ngày xưa hát hội là để giao lưu văn hoá giữa các bọn quan họ nam và nữ, chứ không có thi hát lấy giải. Vui chơi hát hội đến sẩm tối, quan họ chủ nhà mời quan họ bạn về nhà ông (bà) Trùm để hát canh vào mỗi canh quan họ thường thâu đêm đến sáng.

Vào canh quan họ, các Liền anh Liền chị ngồi trên tràng kỷ hoặc phản thành bọn nam riêng và bọn nữ riêng để hát đối đáp và bao giờ cũng phải hát bằng hệ thống giọng lề lối như Hừ La, La Rằng…, sau đó chuyển sang giọng Sổng, giọng Bỉ, giọng Vặt và cuối cùng là giọng Giã Bạn. Bao giờ, giữa canh quan họ, quan họ chủ nhà cũng mời cơm quan họ. Gọi là cơm quan họ, nhưng thực ra là cỗ ba tầng có đầy đủ các món ăn đặc sản của địa phương như giò, chả, nem, bóng, nấm… và bánh trái hoa quả. Trong khi ăn uống, quan họ luôn mời mọc nhau bằng những lời ca, tiếng hát nghe ngọt ngào, tế nhị. Ăn uống xong, các bọn quan họ nghỉ ngơi chốc lát, sau đó lại hát tiếp đến khi nghe thấy tiếng chuông chùa thỉnh mới tàn canh quan họ và chia tay nhau để ra về. Quan họ chủ nhà tiễn bạn ra tận đầu làng và còn lưu luyến nhau bằng đôi câu quan họ để đến hẹn lại lên.

Cụ Phương còn cho biết: Hiện nay làng Thượng Đồng, ngoài tôi, còn đông các Liền anh, Liền chị cao tuổi như: Tống Thị Lợi (83 tuổi), Tống Thị Đôn (86 tuổi), Tống Thị Khánh (79 tuổi), Tống Thị Lộc (68 tuổi), Tống Thị Lễ (65 tuổi) và các cụ đang truyền dạy cho con cháu trong làng. Tâm tư của các bậc Liền anh, Liền chị cao niên là luôn mong ước cho quan họ được mãi gìn giữ và phát huy.

Lúc chia tay với cụ Phương tôi bâng khuâng như người sực tỉnh sau những đam mê của các Liền anh Liền chị, qua các hội làng, qua các canh hát quan họ. Và hiểu sâu sắc rằng mình thật may mắn được tiếp xúc với “Báu vật nhân văn sống” của đất Bắc Ninh ngàn năm văn hiến.

Đỗ Thị Thủy

The post Tìm về cội nguồn Quan họ appeared first on Quan họ Bắc Ninh.

]]>
https://quanhobacninh.vn/tim-ve-coi-nguon-quan-ho/feed/ 0
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Tìm em trong chiều Hội Lim” https://quanhobacninh.vn/hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-tim-em-trong-chieu-hoi-lim/ https://quanhobacninh.vn/hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-tim-em-trong-chieu-hoi-lim/#respond Fri, 10 Feb 2023 09:03:19 +0000 https://quanhobacninh.vn/?p=5283 Theo Nhạc sĩ Nguyễn Trung tự truyện. Ghi chú: Tên bài hát nguyên bản: Tìm trong chiều hội Lim Hoàn cảnh ra đời Mùa xuân năm 1985, nhạc sỹ Nguyễn Trung và nhà thơ Xuân Hồng rủ nhau đi Hội Lim với mục đích tìm nghe Quan họ “hát hội”. Hồi đó các câu lạc bộ […]

The post Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Tìm em trong chiều Hội Lim” appeared first on Quan họ Bắc Ninh.

]]>
Theo Nhạc sĩ Nguyễn Trung tự truyện.

Ghi chú: Tên bài hát nguyên bản: Tìm trong chiều hội Lim

Hoàn cảnh ra đời

Mùa xuân năm 1985, nhạc sỹ Nguyễn Trung và nhà thơ Xuân Hồng rủ nhau đi Hội Lim với mục đích tìm nghe Quan họ “hát hội”. Hồi đó các câu lạc bộ Quan họ còn ít lắm chứ chưa nhiều như bây giờ. Hai người cuốc bộ mỏi chân khắp đồi Lim chẳng thấy Quan họ đâu, chỉ thấy toàn các hàng ăn, các trò chơi ăn tiền… trên khoảng đất rộng giữa đồi được dành cho rạp xiếc môtô bay với những âm thanh gầm rú đinh tai, nhức óc. Về nhà nhạc sỹ Nguyễn Trung, trong lúc vợ chuẩn bị đồ nhắm rượu, nhà thơ Xuân Hồng xé vỏ bao xi măng hí hoáy viết. Lát sau, mâm rượu dọn lên với rượu làng Vân với lạc rang, đậu hũ, Nguyễn Trung cầm mảnh giấy xem thì thấy có mấy dòng:

Bâng khuâng gió lạnh chiều Hội Lim
Em ở đâu để anh mải tìm
Tìm trong bao màu áo
Người trần trôi như trong bão
Canh hội xưa hiện về mờ ảo
Nón ba tầm thấp thoáng Hội Lim
Vạt áo tứ thân bên mặt giếng ẩn chìm

 Nguyễn Trung  vỗ đùi khen: “Hay!” và nổi hứng đọc tiếp luôn:

Ta nối sợi dây đàn
Theo nhau đi trong hội
Cây đu chao lệch trời
Gió thổi bời tóc rối

Xuân Hồng ứng khẩu đọc tiếp:

 “Quan họ xưa hát gọi
Miếng trầu người trao duyên
Chiều xuống đầy núi hội
Anh tìm em, tìm em…

Cả hai tấm tắc khen nhau giỏi, mặc cho bà vợ Nguyễn Trung ngấm nguýt: “Đúng là VĂN MÌNH – VỢ NGƯỜI! Sao khéo cặp với nhau thế!”

Đêm hôm đó, Nguyễn Trung hí hoáy chong đèn ngồi viết và ca khúc “Tìm trong chiều Hội Lim” đã ra đời trong cái nhà bán vé của Sân chiếu bóng Cầu Gỗ – Thị xã Bắc Ninh thời “Đèn dầu – Cơm độn”.

Hát quan họ trên thuyền ở hội Lim

Hát quan họ trên thuyền ở hội Lim

Nghe hát

MP3

Tìm trong chiều hội Lim – Ngọc Thưởng

Tìm trong chiều hội Lim – Lương Thu Hồng

Tìm trong chiều hội lim – Ngọc Quang, NSND Thu Hiền

Video

Tìm em trong chiều hội Lim
Nghệ sĩ: Minh Thành, Quang Luyến

Tìm em trong chiều hội Lim
Nghệ sĩ: Tân Nhàn, Trọng Tấn

Karaoke

Tìm em trong chiều hội Lim – Phong cách Trọng Tấn, Tân Nhàn

Tìm em trong chiều hội Lim – Phong cách Minh Thành, Quang Luyến

Về tác giả: Nhạc sĩ Nguyễn Trung

Không chỉ trong lĩnh vực báo chí, phim ảnh, cặp đôi Nguyễn Trung – Xuân Hồng đã từng nhiều lần làm thơ cùng nhau theo kiểu mỗi người một vài dòng như thế. Ví dụ như bài “NỐT NHẠC CÔ ĐƠN” nửa đầu là của Xuân Hồng, nguyên văn như sau:

Mưa đông như lắng lại
Trong nốt nhạc cô đơn
Sương trắng ngưng góc cửa
Rơi tan theo tiếng đàn
Có gì cho vui hơn
Cái gì ngoài ô cửa
Bụi mù trời khói toả
Vết chân người trôi xa
Mùa đông còn trong ta
Chợt ấm nồng câu hát
Một nốt nhạc cô đơn
Đã rung lên dào dạt

Nửa sau là của Nguyễn Trung:

Một nốt nhạc chơi vơi
Tiếng tơ lòng thổn thức
Thăng trầm bao cung bậc
Hừ la…a í ơi
Ta hỏi dòng sông trôi
Ta hỏi núi hỏi đồi
Ở đâu ánh mặt trời
Trong lời a í ơi
Dấu lặng giữa bài ca
Dấu hỏi suốt đời ta
Đâu rồi a í ơi?
Đâu rồi ư hừ la…?

Năm 2007, trước khi in TUYỂN TẬP CA KHÚC NGUYỄN TRUNG ( Xuân Hồng viết lời tựa ) ở bài “Nốt nhạc cô đơn” Nguyễn Trung đề: Phỏng thơ Nhã Nam ( Nhã Nam là một bút danh của Xuân Hồng ), còn bài “Tìm trong chiều Hội Lim”, Nguyễn Trung bảo Xuân Hồng: “Hay anh đề là “Nhạc: Nguyễn Trung; Lời: Nguyễn Trung và Xuân Hồng nhé!” Xuân Hồng gạt đi bảo : “Bài này bác không cần đề tên em do phần lời không hoàn toàn là của em! Còn bài “Một trong năm khúc gọi đò”, bác phải để tên em vì đã in ở Tạp chí Văn nghệ quân đội rồi!”

Sau khi Xuân Hồng mất (năm 2010), trong những lần giao lưu, đăng đàn, Nguyễn Trung có kể lại câu chuyện “Đi Hội Lim” và đọc lại cái gọi là “bài thơ” của hai người cho mọi người nghe, nhiều người khen hay, xin chép lại. Đó cũng chính là kỷ niệm vô giá  về một người nghệ sỹ tài hoa, bạc mệnh…

Nhạc sĩ Nguyễn Trung tự truyện

 

Lời Bài ca : Tìm em trong chiều hội Lim

Bâng khuâng trong gió
Ai bâng khuâng ai đứng trong
Gió lạnh, gió lạnh chiều hội Lim
Ai bâng khuâng mãi ơ tìm trong chiều hội Lim.

Em ở đâu, ở đâu, để anh mãi đi à tìm là
Em ở đâu ứ hự ới hừ hội hư.

Tìm trong bao lời nói, một tiếng nói ân tình
Tìm trong bao giọng hát, điệu hát cây trúc xinh.

Tiếng hát với nụ cười, đang gọi mùa xuân tới
Sợi dây đàn lại nối, cho quan họ trao duyên.

Tìm trong bao vành nón, một dáng nón ba tầm
Tìm trong bao tà áo, một sắc áo tứ thân

Cây đu chao lệch trời, gió thổi bời tóc rối.
Chiều xuống đầy đầy núi, anh mãi mãi ơ tìm.

Trong gió hội Lim anh tìm ai tìm ai
Anh mãi tìm em, tìm em trong hội Lim.

Có lẽ tôi không cần bình luận gì thêm vì tôn trọng nghệ sỹ Xuân Hồng đã mất, tôn trọng tình bạn cao đẹp giữa hai người. Mọi lời tự truyện trên là sự thật trong sáng đầy nhân văn, tôi biết hai anh từ nhỏ, do ở cùng khu phố.

– Nguyễn Trọng Hải./.

Đây là câu truyện đầy nhân văn đem lại nguồn cảm hứng cho tôi nghiên cứu, sưu tầm các câu truyền, tích truyện, nguồn gốc, xuất xứ một số bài dân ca Quan họ tiêu biểu. Sau khi ra mắt (chỉ in 5 cuốn) có sự đóng góp bổ sung của mọi người sẽ xuất bản chính thức làm tài liệu cho thế hệ mai sau.

The post Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Tìm em trong chiều Hội Lim” appeared first on Quan họ Bắc Ninh.

]]>
https://quanhobacninh.vn/hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-tim-em-trong-chieu-hoi-lim/feed/ 0
Về Ngang Nội nghe câu quan họ https://quanhobacninh.vn/ve-ngang-noi-nghe-cau-quan-ho/ https://quanhobacninh.vn/ve-ngang-noi-nghe-cau-quan-ho/#respond Fri, 10 Feb 2023 01:14:31 +0000 https://quanhobacninh.vn/?p=5281 (HNM) – Từ lâu tôi đã nghe quan họ trên đài, xem quan họ trên ti vi. Nhưng “mục sở thị” thì chưa một lần. Một ngày giữa xuân 2014, được nhà văn Trần Chiến, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ rủ về Ngang Nội “chơi hội làng và nghe quan […]

The post Về Ngang Nội nghe câu quan họ appeared first on Quan họ Bắc Ninh.

]]>

(HNM) – Từ lâu tôi đã nghe quan họ trên đài, xem quan họ trên ti vi. Nhưng “mục sở thị” thì chưa một lần. Một ngày giữa xuân 2014, được nhà văn Trần Chiến, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ rủ về Ngang Nội “chơi hội làng và nghe quan họ”, thế là đi…

Ngồi trên xe, Nguyễn Hùng Vĩ gọi điện thoại, nói rất tự nhiên: “anh luộc cho mấy củ su hào nhổ ở vườn nhà nhé”. Cuộc điện thoại ấy chứng tỏ ông rất thân tình với “liền anh quan họ” nào đó ở làng. Vốn thích sự bất ngờ, nên chẳng ai nỡ hỏi…

Hát quan họ tại làng Ngang Nội, xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, Bắc Ninh.

Hát quan họ tại làng Ngang Nội, xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, Bắc Ninh.

Ngang Nội giờ thuộc xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Làng cổ này xưa nằm trong xã Hiên Ngang, tổng Khắc Niệm. Hiên Ngang có ba thôn là Nội Trang, Trung Trang và Cầu Trang, sau dân làng lấy chữ Nội để đặt tên làng nên Nội Trang đổi thành Ngang Nội. Cũng không biết thôn này hát quan họ từ bao giờ, chỉ biết là một trong 49 làng quan họ cổ của xứ Kinh Bắc. Không chỉ hát quan họ, Ngang Nội cũng hát chèo từ rất lâu, trong đó có những gia đình ba đời theo nghiệp chèo, đáng kể như gia đình cụ Nguyễn Đức Nhuận có thể diễn trọn vở mà không cần phải mượn vai.

Xưa Ngang Nội đất đã chật, người đã đông nên ngoài cấy lúa, trồng màu, dân làng còn làm nhiều nghề phụ như: Thợ mộc, làm đậu phụ, thợ xây, nấu rượu, chăn nuôi. Rượu Ngang Nội nổi tiếng khắp vùng, ông Vĩ nói rằng, cái tên rượu Ngang (để chỉ rượu quốc lủi) có xuất xứ từ tên làng Ngang, xem ra cũng có lý. Ông Vĩ còn cho rằng, rượu làng Ngang có thể sánh ngang với rượu làng Vân.

Bây giờ Ngang Nội không còn dáng dấp của một làng cổ. Ao hồ bị lấp, vườn tược không còn, đường làng xưa là gạch nay đã trải nhựa, ngõ đổ bê tông. Làng thành phố thị, có nhà cao tới 4-5 tầng. Tuy không gian quan họ mất đi nhưng được cái “máu quan họ” vẫn chảy. Một bà cụ bán hàng nói với tôi như vậy. Bà bảo, dân khắp nơi vẫn đổ về các gia đình nghệ nhân nghe hát và dù nhiều người làng không có năng khiếu “nhưng ai cũng thuộc, ít nhất là một làn điệu”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ dẫn chúng tôi vào ngôi nhà hai tầng, sân gạch khá rộng. Một người đàn ông trong bộ quần áo lụa màu cà phê sữa may theo kiểu nửa ta nửa tàu, ân cần mời khách vào chơi nhà. Nhờ Nguyễn Hùng Vĩ giới thiệu, tôi mới biết ông là nghệ sĩ Vũ Tự Lẫm, thân phụ của nghệ sĩ chèo Tự Long. Nghe tên tôi sực nhớ ông có tham gia bộ phim “Đến hẹn lại lên” của đạo diễn Trần Vũ, đóng vai Chi, một thanh niên làng quan họ yêu cô Nết (Như Quỳnh đóng). Hơn 40 năm đã qua, “anh Chi” đã già, thảo nào không thể nhận ra. Một bà bế cháu đang ngủ đon đả ra chào khách, đó là nghệ sĩ Minh Phức, vợ liền anh Tự Lẫm. Ngôi nhà mà chúng tôi vào vốn không phải nhà của thân phụ, thân mẫu Tự Long mà là nhà của chị gái, liền chị Minh Phức và từ bé bà Phức đã sống, lớn lên và hát quan họ ở đây.

Năm 1969, khi cấp trên cho phép thành lập đoàn quan họ, ông Lê Hồng Dương khi ấy là Trưởng ty Văn hóa tỉnh Hà Bắc (sau này tách ra thành Bắc Giang và Bắc Ninh) đã nài nỉ xin Đoàn chèo trung ương cho ông Nguyễn Đức Siêu là diễn viên có hạng về lập đoàn. Vốn quê quan họ nên ông Siêu nhận lời ngay và hằng ngày, ông lóc cóc đạp xe đi khắp vùng tìm kiếm hạt giống và mời nghệ nhân. Ông mời cụ Nguyễn Đức Sôi làm thầy dạy và bước đầu tuyển được 7 diễn viên, trong số đó có Vũ Tự Lẫm và Minh Phức. Vũ Tự Lẫm hát quan họ từ năm 13 tuổi, khi thử giọng, nghe Lẫm hát mà ông Siêu ngạc nhiên. Khi trở thành diễn viên của Đoàn quan họ Hà Bắc, liền anh Tự Lẫm gặp liền chị Minh Phức và sau này hai người đã cưới nhau. Tự Lẫm vốn quê đất văn hiến, thôn Trang Liệt, thị xã Từ Sơn.

Hai mâm cơm dọn ra như cỗ Tết và có thêm đĩa su hào luộc. Mâm tú hụ mà người quan họ vẫn bảo chúng tôi xơi bữa cơm “rau dưa” với gia đình. Ông Lẫm thú nhận lúc nãy hơi mệt vì vừa đi thực hiện cảnh quay trong phim “Đào sen” ở Phả Lại mới về. Liền anh Tự Lẫm rót rượu, chỉ sau vài lần cạn chén, liền anh Tự Lẫm khác hẳn, ông trở nên hoạt bát hơn và vô cùng hóm hỉnh, có lẽ không phải vì rượu mà liền anh và khách đã gặp nhau khi bàn về quan họ. Uống rượu mới thấy Nguyễn Hùng Vĩ nói đúng. Rượu Ngang Nội uống êm nhưng đậm, dễ chịu hơn rượu làng Vân. Một người cháu của liền chị Minh Phức bảo, rượu Ngang Nội ngon do nguồn nước ở làng, do men và kinh nghiệm nhiều đời truyền lại. Câu chuyện dồn vào quan họ, chèo, hát văn và chuyện đạo diễn Trần Vũ về 49 làng quan họ cổ tìm diễn viên đã chấm ngay Tự Lẫm cho phim “Đến hẹn lại lên”. Cảnh đầu cũng chỉ quay có 5 đúp, ít hơn cho phép. Mấy cử nhân văn khoa, bạn đồng niên của nhà văn Trần Chiến và Nguyễn Hùng Vĩ, ăn vội vì sốt ruột muốn nghe các liền anh liền chị hát, chiều lòng “khách phương xa”, Tự Lẫm và một học trò cùng bạn đàn bắt đầu so dây, chỉnh đàn thì nghệ sĩ Lệ Ngải đến. Trông chị hiền lành, ăn mặc giản dị.

Thực ra đây không phải là canh hát mà chỉ là buổi hát mang tính “vui bạn, vui bè”. Tự Lẫm đánh trống ban, gõ phách cho hai chị em họ Lệ Ngải và Minh Phức hát câu chào khách. Liền chị Minh Phức vừa bế cháu vừa hát, thoải mái như hát ru cháu. Đúng là “danh bất hư truyền”, dù không danh hiệu gì nhưng giọng hát của Lệ Ngải và Minh Phức mượt mà và tình cảm, đúng là “vang, dền, nền, nẩy”. Rồi bà Tình đến, dù cao tuổi nhưng nét đẹp thời con gái vẫn chưa phai là mấy. Bà Tình hát chèo hay nổi tiếng từ thời còn tỉnh Hà Bắc. Cùng với Minh Phức, bà hát trích đoạn chèo “Quan Âm Thị Kính”, nhuần nhuyễn và ngọt ngào trong tiếng nhị đằm sâu của Tự Lẫm. Quả thật, nhìn Tự Lẫm đánh đàn nguyệt, kéo nhị hay đánh trống ban, gõ phách cứ như người nhập đồng. Có lúc ông vừa đàn, vừa đùa với mọi người bằng các động tác đánh mắt, vung tay hay câu đế duyên kinh khủng. Tự Long diễn hay hát hay, có lẽ nhờ gen cha mẹ, thật đúng là “hổ phụ sinh hổ tử”!

Rồi mọi người “kiến nghị” Tự Lẫm hát xẩm, và khi câu đầu tiên trong bài xẩm “Thập ân phụ mẫu” cất lên, tôi nghĩ ông hát xẩm rất tuyệt giọng bi nhưng không hề lụy: “Con ơi đất rộng trời cao, sánh làm sao được công lao mẹ hiền. Mẹ đã có thai, kể từ một ân thì con, mẹ mới có thai. Âm dương là âm dương nhị khí… ới nào ai biết gì. Ở trong lòng ở luống những sầu bi…”. Hát hết đoạn đầu, ông liền kéo nhị, uyển chuyển như chơi với cây nhị chứ không phải đang đàn. Hát xong “Thập ân phụ mẫu”, ông lại chuyển sang hát văn, theo điệu Xá (một điệu quan trọng trong hát hầu đồng). Một chị như nhập đồng lắc lư, hai tay vẫy theo nhịp. Rồi ông lại cùng vợ hát “Hương Sơn phong cảnh”, theo thể ca trù. Bài thơ của Chu Mạnh Chinh nổi tiếng hàng trăm năm nay vì mỗi câu đều chứa đựng âm thanh, hình ảnh ngợi ca vẻ đẹp non nước phong cảnh Hương Sơn. Hát theo thể ca trù bài này không dễ, phải hát làm sao để người nghe như đã đến được Hương Sơn đất Phật.

Giọng hai người lúc lên lúc xuống nhịp nhàng, rồi ngắt quãng, kéo dài âm đã tạo ra cảm giác Hương Sơn ngay trước mắt chúng tôi:

…Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh
Thoảng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.

Và như “nịnh” khách Hà Nội, Tự Lẫm hát ca trù bài “Thưởng hoa”, có nội dung về khách đến làng Ngọc Hà thưởng hoa ngày xuân. Nhưng trùm lên cuộc hát chơi này vẫn là quan họ…

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ kể, có canh hát, liền anh liền chị hát giã bạn từ tối đến sáng mà vẫn chưa chia tay được. Và cuộc chia tay của chúng tôi với liền anh Tự Lẫm, rể Ngang Nội cũng giống như câu chuyện của ông Vĩ, chia tay trong nhà, chia tay ngoài sân, ra ngõ lại chia tay và chia tay cả khi khách đã ngồi trong ô tô, tôi nghĩ chả khác xưa. Một đêm nghe hát mới chỉ “sơ kiến” quan họ. Lần sau, nếu về Ngang Nội, tôi sẽ tìm đến nghệ nhân khác vì nghe nói ở đây còn nhiều gia đình mấy đời hát quan họ. Và ở Ngang Nội vẫn còn nhiều người nắm giữ điệu quan họ cổ bị cho là thất truyền.

Giêng, Hai làng làng mở hội, có dịp nghe quan họ gốc mới hiểu văn hóa thuần Việt trường tồn là nhờ vai trò chủ thể của nhân dân, trong đó có người Ngang Nội.

Nguyễn Ngọc Tiến (Báo Hà Nội Mới)

The post Về Ngang Nội nghe câu quan họ appeared first on Quan họ Bắc Ninh.

]]>
https://quanhobacninh.vn/ve-ngang-noi-nghe-cau-quan-ho/feed/ 0
Người đi đâu https://quanhobacninh.vn/nguoi-di-dau/ https://quanhobacninh.vn/nguoi-di-dau/#respond Tue, 07 Feb 2023 02:09:15 +0000 https://quanhobacninh.vn/?p=5278 Nghe hát Bài hát: Người đi đâu Nghệ sĩ: Lê Hằng Dàn nhạc đoàn ca múa Trung Ương Thu âm tại Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam năm 1959   Ký âm Video

The post Người đi đâu appeared first on Quan họ Bắc Ninh.

]]>
Nghe hát

Bài hát: Người đi đâu
Nghệ sĩ: Lê Hằng
Dàn nhạc đoàn ca múa Trung Ương
Thu âm tại Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam năm 1959

 

Ký âm

Người đi đâu - Dân ca quan họ Bắc Ninh

Người đi đâu – Dân ca quan họ Bắc Ninh

Video

The post Người đi đâu appeared first on Quan họ Bắc Ninh.

]]>
https://quanhobacninh.vn/nguoi-di-dau/feed/ 0
Nghệ nhân Nguyễn Văn Cầu – người lưu giữ hồn Quan họ Bắc Ninh https://quanhobacninh.vn/nghe-nhan-nguyen-van-cau-nguoi-luu-giu-hon-quan-ho-bac-ninh/ https://quanhobacninh.vn/nghe-nhan-nguyen-van-cau-nguoi-luu-giu-hon-quan-ho-bac-ninh/#respond Mon, 06 Feb 2023 01:22:00 +0000 https://quanhobacninh.vn/?p=5235 Những liền anh, liền chị của câu lạc bộ quan họ phường Thị Cầu (TP.Bắc Ninh) vẫn đau đáu nỗi niềm khôi phục lại phong trào quan họ ở địa phương, gìn giữ vốn quý này cho muôn đời sau. 70 năm nuôi dưỡng tình yêu quan họ Nghệ nhân Nguyễn Văn Cầu (phường Thị Cầu, […]

The post Nghệ nhân Nguyễn Văn Cầu – người lưu giữ hồn Quan họ Bắc Ninh appeared first on Quan họ Bắc Ninh.

]]>

Những liền anh, liền chị của câu lạc bộ quan họ phường Thị Cầu (TP.Bắc Ninh) vẫn đau đáu nỗi niềm khôi phục lại phong trào quan họ ở địa phương, gìn giữ vốn quý này cho muôn đời sau.

The post Nghệ nhân Nguyễn Văn Cầu – người lưu giữ hồn Quan họ Bắc Ninh appeared first on Quan họ Bắc Ninh.

]]>
https://quanhobacninh.vn/nghe-nhan-nguyen-van-cau-nguoi-luu-giu-hon-quan-ho-bac-ninh/feed/ 0
Bắc Giang: Triển khai tổ chức Liên hoan hát Quan họ, Ca trù năm 2019 https://quanhobacninh.vn/bac-giang-trien-khai-to-chuc-lien-hoan-hat-quan-ho-ca-tru-nam-2019/ https://quanhobacninh.vn/bac-giang-trien-khai-to-chuc-lien-hoan-hat-quan-ho-ca-tru-nam-2019/#respond Sun, 28 Jul 2019 09:10:35 +0000 https://quanhobacninh.vn/?p=5025 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang vừa triển khai Kế hoạch tổ chức Liên hoan hát Quan họ, Ca trù tỉnh Bắc Giang năm 2019. Theo đó, đối với liên hoan hát Quan họ, mỗi huyện, thành phố thành lập 01 đội nghệ thuật quần chúng gồm các nghệ nhân, […]

The post Bắc Giang: Triển khai tổ chức Liên hoan hát Quan họ, Ca trù năm 2019 appeared first on Quan họ Bắc Ninh.

]]>

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang vừa triển khai Kế hoạch tổ chức Liên hoan hát Quan họ, Ca trù tỉnh Bắc Giang năm 2019.

Ảnh minh họa: BGP/Nguyễn Miền

Theo đó, đối với liên hoan hát Quan họ, mỗi huyện, thành phố thành lập 01 đội nghệ thuật quần chúng gồm các nghệ nhân, diễn viên tiêu biểu của địa phương, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, không được thuê, mượn diễn viên ở địa phương khác tham gia Liên hoan. Đối với Liên hoan hát Ca trù, các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng và TP Bắc Giang cử 01 Câu lạc bộ Ca trù gồm có: Ca nương, kép đàn, quan viên của địa phương tham gia Liên hoan.

Nội dung tham gia hát Quan họ bao gồm: Thi hát đơn ca, hát đôi, hát tốp, hát đối đáp nam nữ, có sử dụng nhạc đệm hoặc không có nhạc đệm. Các tiết mục có thể dàn dựng múa phụ họa với hình thức và mức độ hợp lý. Khuyến khích những bài hát dân ca Quan họ cổ ít được phổ biến. Không hát những ca khúc phát triển; không diễn ca cảnh, hoạt cảnh. Các tiết mục sử dụng trang phục bảo đảm tính thẩm mỹ và phù hợp với truyền thống.

Về nội dung Ca trù, hát theo đúng phong cách địa phương, vùng miền với những thể cách Ca trù của địa phương và các thể cách Ca trù mẫu mực. Giọng hát, tiếng đàn của các nghệ sỹ Ca trù phải thể hiện được sự học hỏi kỹ lưỡng trực tiếp từ các nghệ nhân. Chương trình có thể có hoặc không có chủ đề xuyên suốt nhưng cần xây dựng chương trình để người xem cảm thụ được nhiều giọng hát hay, hát được nhiều thể cách, múa truyền thống của Ca trù.

Mỗi đội biểu diễn tiết mục hát Quan họ không quá 30 phút/01 chương trình; hát Ca trù không quá 20 phút/01 chương trình. Thời gian dự kiến tổ chức Liên hoan trong tháng 8/2019, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Bắc Giang.

Kết thúc Liên hoan, Ban Tổ chức trao các giải A, B, C cho các tiết mục. Ban Tổ chức yêu cầu các tiết mục tham gia Liên hoan phải có nội dung phong phú, hình thức thể hiện hấp dẫn, thu hút đông đảo khán giả đến xem cổ vũ, các tiết mục được dàn dựng công phu đảm bảo theo đúng nghệ thuật truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

The post Bắc Giang: Triển khai tổ chức Liên hoan hát Quan họ, Ca trù năm 2019 appeared first on Quan họ Bắc Ninh.

]]>
https://quanhobacninh.vn/bac-giang-trien-khai-to-chuc-lien-hoan-hat-quan-ho-ca-tru-nam-2019/feed/ 0