Lý thiên thai (karaoke) - Lương Thu Hồng

Trình bày
Album
Thể loại
Loại giọng
Người đăng
Trịnh Văn Tỉnh


Lời bài hát: Lý thiên thai (karaoke)

Lý thiên thai
(Trèo lên trái núi Thiên Thai)
Dân ca Quan họ cổ – Sưu tầm: Hữu Duy

Trèo lên trái núi thiên thai nay thiên í i ì thai, thấy đôi con chim loan phượng, chàng là anh chàng ơi.
Mà này cũng có a ăn xoài, mà này cũng có a ăn xoài, tình tình cây nay trên í cây, lý tang lý tang tình tang, ố ô tình là em mong tình ì i.

Chàng buông vạt áo em ra này em í i ra, để em là em đi chợ, chàng là anh chàng ơi.
Mà này cũng có a kẻo đà, mà này cũng có a kẻo đà, tình tình trưa nay chợ trưa, lý tang lý tang tình tang, ố ô tình là em mong tình ì i.

Chợ trưa rau sẽ héo đi nay héo í i ì đi, lấy chi để em nuôi mẹ, chàng là anh chàng ơi
Mà này cũng có a lấy gì, mà này cũng có a lấy gì, tình tình em nay nuôi em, lý tang lý tang tình tang, ố ô tình là em mong tình ì i.

Ố ô tình là em mong tình ì i.

Lời thơ:
Trèo lên trái núi thiên thai,
Thấy chim loan phượng ăn xoài biển Đông.
Sa chân bước suống vườn chanh,
Thấy hoa muốn hái sợ cành lắm gai.
Chàng buông vạt áo em ra,
Để em đi chợ kẻo đà chợ trưa.

3 Comments

  • Tôi rất nghi ngờ chữ “xoài” trong lời ca quan họ và lời ca dao “Thấy đôi loan phượng ăn xoài biển Đông”, nhớ rằng hồi xưa có đọc là “Có đôi loan phượng ăn ngoài biển Đông” thì hợp lý hơn, ý là núi Thiên Thai rất cao, trèo lên đó thấy tận ngoài biển Đông. Chứ nói “ăn xoài” ở đây thật vô nghĩa và chăng còn thi vị gì cả. Chưa kể quả xoài chỉ có miền Nam, thời xưa khi các cụ ở Bắc Ninh sao biết đến quả xoài?

  • Lời thơ đi liền với lời hát như thế này mới đúng:

    1. Trèo lên trái núi Thiên Thai,
    Thấy chim loan phượng ăn ngoài biển Đông.
    2. Chàng buông vạt áo em ra,
    Để em đi chợ kẻo đà chợ trưa.
    3. Chợ trưa rau sẽ héo đi
    Lấy chi nuôi mẹ, lấy gì nuôi em

    Đồng ý với bạn Nguyễn Hậu
    Ngoài Bắc chỉ có quả quéo còn gọi là quả muỗm, nhỏ hơn quả xoài trong Nam. Các cụ xưa hát “ăn ngoài bể Đông” chứ không phải “ăn xoài bể Đông”. Trong cuốn “Tục ngữ và ca dao Việt Nam” Vũ Ngọc Phan cũng viết là “ăn ngoài bể Đông”. Nhiều tài liệu cũng viết như vậy. Các cụ xưa cũng hay dùng chữ “bể” hơn chữ “biển”, như trong Truyện Kiều, Cụ Nguyễn Du viết “Trải qua một cuộc bể dâu”.

  • Bạn “nghi ngờ” bình luận đúng rồi, lời thơ phải là “Thấy chim loan phượng ăn xoài bên sông.” Người Kinh bắc không thể thấy “bề” hay “biển” được. Theo nghi lễ tín ngưỡng văn hóa QH hai từ phải tuyệt đối kiêng kỵ là từ “Hát” và từ “Đông”. Bài này do những người lính Thú Đàng trong trấn thủ trong thành Kinh bắc mượn lời thơ vùng châu thổ Sông hồng sáng tác theo làn điệu Quan họ vùng Kinh bắc do đó phải tránh từ “Đông”.Mặt khác hàng ngày họ phải ra bãi “Thọ ninh” sông Ngũ huyện khê ngay sát thành tập luyện với Voi, ngựa.. nên hay thấy các thanh nữ mà hình tượng hóa như vậy. Lính Đàng trong họ gọi quả muỗm là quả xoài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© Bản quyền 2019 bởi Quan Họ Bắc Ninh - Đến hẹn lại lên.
Phát triển nội dung bởi các thành viên. Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Duy, Trịnh Văn Tỉnh.
Điện thoại: 0935.36.8088 / E-mail: tinhbk21@gmail.com.
Mọi ý kiến đóng góp, thắc mắc, phản hồi vui lòng gửi về E-mail: tinhbk21@gmail.com.
Liên kết: Nhạc dân ca, Soạn bài, kỹ thuật nuôi trồng, Cải lương