Lời bài hát: Dọn quán bán hàng – Karaoke tách lời
Dọn quán í ơ cũng có a bán hàng à là- chị rằng hai ơi hơ ơi i.
Nay bên a người về ề dọn quán nay á bán hàng hì ì…
Để tôi ớ là tôi – lá à khách lí tình tang – như luống tính lính tính tang như luống tình, tình cái nỗi đi qua đàng ì…Ấy mấy chơi hi i chơi là à như vào chơi – nói cái nỗi như duyên tình sao i khéo ớ ơ duyên sao khéo bén duyên – ớ ơ đôi ba người ơi – có cái quả như nưng hời – nưng ơ hỡi(~) đôi người nưng i i i…
Cái con bên a dao cầu (?) à là- chị rằng tư (-) ư ơi hi i. Cái con bên a dao cầu hì ì ì…Người chỉ (?) lên trên trời hì ì ì…Chúng tôi thời vạch xuống đất – lí tình tang như luống tính – lính tính tang ứ như luống tình – tình cái nỗi như thề nguyền ì…Ấy hí í mấy nhau nhau là như với(vời) nhau – nói cái nỗi như duyên tình – sao i khéo ớ ơ duyên sao khéo bén duyên – ớ ơ đôi ba người ơi – có cái quả như nưng hời – nưng ơ hỡi (~) đôi người nưng i i i…
Đã lấy i thì lấy cho đến tận già à là – chị rằng năm ơi hi i i…Đã lấy i thì lấy cho đến tận già hà ì ì…Đừng dăm ố là dăm – ba à tháng lí tình tang – như luống tính lính tính tang ứ như luống tình, Tình cái nỗi như người ta a – ấy mấy chê hê ê-chê là à như cười chê – nói cái nỗi như duyên tình – sao i khéo ớ ơ duyên sao khéo bén duyên – ớ ơ đôi ba người ơi – có cái quả như nưng hời – nưng ơ hỡi (~) i í… đôi người nưng i i i i i i…/
Trong các tài liệu nghiên cứu, ở bài này có một số nhận xét :
- Bố cục các khúc trong bài không cân xứng: Khúc dài, khúc ngắn, lời gọi đối tượng “Chị tư ơi, chị năm ơi…” không nằm trong tất cả mọi khúc.
- Sau câu “mỗi người mỗi chốn mỗi nơi”, nhiều nghệ nhân ở Hiên Vân còn hát:
Còn Cụ Đức và Cụ Côn ở Xuân Ái hát:
“Gặp nhau ta quyết ở đời với nhau
Đôi tay người cầm đôi dao cầu
Chỉ trời vạch đất lấy nhau đến già”.
3. Sau câu ” Tôi vạc xuống đất thề nguyền với nhau” và trước câu “Đã lấy thời lấy tận già…” Theo cụ Lương và cụ Sĩ, đáng lẽ còn hai câu:
“Trên trời đã có Hoàng Thiên
Ở dưới hạ giới thề nguyền lấy nhau“
Quan Họ do phổ biến và học truyền khẩu, nên mỗi làng hát lại khác nhau do có thể sau khi học về họ quên và buộc phải sáng tạo ra cho đủ câu nên thành ra như vậy. Chứ nếu các cụ ngày xưa mà có thiết bị thu âm kỹ thuật số như bây giờ thì hẳn đã không có quá nhiều sự khác nhau trong cùng một câu hát giữa các làng đến vậy. Nhưng cũng nhờ đó mà tạo ra sự phong phú trong lời ca Quan Họ