Lời bài hát: Cái hời cái ả (Nhất ngon là mía Lan Điền)
Bài hát Cái hời cái ả (Nhất ngon là mía Lan Điền) - Lương Thu Hồng
Cái hời cái ả
TRỔ 1:
Nam: Nhất ngon la bên rằng là tình rằng là mía i ơ
qua hời là hời cái ả,
cái ả ới à hời a/
cái ả có a Lam Điền,
nhất ngon tôi mà là mía,
cái ả có ả Lam Điền,( ấy hư hư ấy hự thì ) dâu i ngoan,
ấy hự thì dâu i i ngoan.
TRỔ 2:
Nữ: Dâu ngoan (la bên rằng là tình rằng) ngồi đấy í
qua hời là hời cái ả, cái ả ới à hời a/,
cái ả có a rể hiền, dâu ngoan em mà ngồi đấy,
cái ả có a rể hiền,
ấy hư hư ấy hự thì ngồi i ớ đâu, ấy hự thì ngồi i ớ đâu?
(TRỔ 1)
NỮ: Nhất ngon la bên rằng là tình rằng là mía i ơ
qua hời là hời cái ả, cái ả ới à hời a/
cái ả có ả Lam Điền, nhất ngon em mà là mía, cái ả có a Lam Điền,
( ấy hư hư ấy hự thì ) dâu i i ngoan, ấy hự thì dâu i i ngoan.
(TRỔ 2)
NAM: Dâu ngoan (la bên rằng là tình rằng) ngồi đấy í ơ
qua hời là hời cái ả, cái ả ới à hời a/,
NỮ: cái ả có a rể hiền, dâu ngoan em mà ngồi đấy, cái ả có ả rể hiền,
ấy hư hư ấy hự thì ngồi i đâu, ?
NAM: ấy hự thì ngồi i đây
TrỔ 3:
NỮ: Đôi tay la bên rằng là tình rằng nâng ơ lấy í i
qua hời là hời cái ả, cái ả ới à hời a
cái ả có a đồng tiền, đôi tay tôi mà nâng lấy,
cái ả có ả đồng tiền, ấy hư hư ấy hự thì
bẻ i í ba, ấy hự thì
bẻ i í ba.
NAM: Bẻ ba la bên rằng là tình rằng bẻ bốn í ơ qua hời là hời cái ả,
cái ả ới à hời a,
cái ả có a thề nguyền, bẻ ba em mà bẻ bốn,
cái ả có a thề nguyền,
ấy hư hư ấy hự thì lấy i í nhau,
ấy hự thì …lấy …i.. í nhau.
Lời bài ca rất hay và đúng nhưng “Trịnh Văn Tỉnh” trích dẫn bài là giọng “vặt” là không đúng và lời trích dẫn “Lam điền’ cũng hoàn toàn sai. Có thể do anh L.D.K đọc được bên TQ có tích chuyện “Vân Kiều’ ở huyện Lam Điền. TQ nên về đưa ra lý luận phải đổi lời ca “Mía lan điền” là “Mía Lam điền”. Từ này không có ý nghĩa gì với VHDC Quan họ. Nhưng sau các cụ lại biến âm vần OA thành vần A ( Lan điền ) quả là dễ hát hơn hẳn.
Vậy “Nhất ngon là mía Quan Điền” đã biến âm thành “Mía Lam Điền” rất dễ phát âm. Các cụ biết đâu xứ Lam Điền tận bên Tầu, có nhiều con gái đẹp, có chày cối ngọc mới lấy được.
Ruộng công: Con trai 18 tuổi được chia vài ba sào nộp tô cho làng dùng cho việc tế tự, lễ tiết, đình đám, 3 năm chia lại một lần. Vần QU khó hát, sau đổi thành vần LOAN (Làng Diềm bây giờ vẫn hát là Loan điền). Sau các cụ lại đổi là LAN điền, dễ hát hơn. Nếu lấy tích bên TQ thì có thể lấy tích ở xã Lam điền, H. Chương Mỹ ở Việt nam cũng được. Từ “Lan” còn có nhiều nghĩa phức tạp gắn với VHDCQH. Từ “Cái” nghĩa là “Người mẹ”, nội dung bài nói về “Người mẹ” tròn trách nhiệm với con của mình chứ không phải nói về tình yêu đôi lứa. Nghệ sỹ làm ” nghề Quan họ” khi ca phải hiểu ý nghĩa ca từ nội dung bài QH. Nay đã có cuốn “Từ điển không gian VHQH” tại sao không đọc một chút. Chỉ ca đúng thanh nhạc(hát hay) mà không hiểu nội dung bài QH thì mất đi chất QH. Đây là nguyên nhân làm mai một VHQH và làm mất đi người hâm mộ, có nghĩa là QH không thể nuôi sống QH.