Lời bài hát: Nhất ngon là mía Lam Điền
Bài hát Nhất ngon là mía Lam Điền - NSND Thúy Hường
Nhất ngon là mía Lam Điền
(Cái hời cái ả)
Dân ca Quan họ cổ
ST: Hữu Duy
Nhất ngon la bến rằng là tình rằng là mía i qua hời là hời cái ả, cái ả ới à hời a, cái ả có ả Lam Điền, nhất ngon em mà là mía, cái ả có ả Lam Điền, ấy hư hư ấy hự thì dâu i ớ ngoan, ấy hự thì dâu i ớ ngoan.
Dâu ngoan la bến rằng ì tình rằng ngồi đấy i qua hời là hời cái ả, cái ả ới à hời a, cái ả có ả rể hiền, dâu ngoan em mà ngồi đấy, cái ả có ả rể hiền, ấy hư hư ấy hự thì ngồi i ớ đâu, ấy hự thì ngồi i ớ đâu?
Đôi tay la bến rằng ì tình rằng nõng lấy í i qua hời là hời cái ả, cái ả ới à hời a, cái ả có ả đồng tiền, đôi tay em mà nâng lấy, cái ả có ả đồng tiền, ấy hư hư ấy hự thì bẻ i ớ ba, ấy hự thì bẻ i ớ ba.
Bẻ ba la bến rằng ì tình rằng bẻ bốn ớ i qua hời là hời cái ả, cái ả ới à hời a, cái ả có ả thề nguyền, bẻ ba em mà bẻ bốn, cái ả có ả thề nguyền, ấy hư hư ấy hự thì lấy i ớ nhau, ấy hự thì lấy i ớ nhau.
Lời thơ:
Nhất ngoan là mía Lam Điền,
Dâu ngoan ngồi đấy, rể hiền ngồi đâu?
Đôi tay nâng lấy đồng tiền,
Bẻ ba, bẻ bốn thề nguyền lấy nhau.
Đây là giong lề lối , giọng cái hời cái ả.
Cái hời cái ả . Ông L.D.K cố gắng chứng minh là “mía Lam điền” . Vậy thực hư thế nào.
Chuyện về bài “Cái hời cái ả” (mía Lan Điền).
Đây là bài lề lối . Trong 2 từ Quan họ, thì từ “họ” là ổn định. Nhưng còn từ “Quan” có nhiều phức tạp. Ngày xưa tiếng Việt không có âm (quan), nên các sách cổ đề có chữ “lan”.
Trong “Việt sử lược” (Đại Việt sử ký toàn thư), chép một số tên làng đối chiếu ra: Tam Quan:
Sách chép Tam Lan
Văn quan: Sách chép Văn Lan
Hồi quan: Sách chép Hồi Lan
Quan điền: Sách chép Lan điền (Lê Danh Khiêm sửa là “Lam điền”
NHẤT NGON LÀ MÍA LAN ĐIỀN
Lời bài thơ « Nhất ngon là mía Lan Điền »
Nhất ngon là mía Lan Điền
Dâu ngoan ngồi đấy rể hiền ngồi đâu?
Đôi tay nâng lấy đồng tiền
Bẻ ba bẻ bốn thề nguyền lấy nhau.
Lời bài ca « Nhất ngon là mía Lan Điền »
Ɲhất ngon là bên rằng là tình rằng
Là mía ơ hơ qua hời là hời cái ả a
cái ả ới à hời a a
Ϲái ả có a Lan Điền
Ɲhất ngon em mà là mía ơ
Ϲái ả có a Lan Điền
Ấу hư hư ấу hự ì
Ɗâu i i ngoan
Ấу hự i, dâu i i ngoan
Ɗâu ngoan là bên rằng là tình rằng
Ɲgồi đấу i i qua hời là hời cái ả a
Ϲái ả ới à hời a a
Ϲái ả có a rể hiền
Ɗâu ngoan em mà ngồi đấу i i
cái ả có a rể hiền
Ấу hư hư ấу hự ì
Ɲgồi i i đâu
Ấу hự i ngồi i i đâу
Đôi taу là bên rằng là tình rằng
Ɲâng i lấу i i qua hời là hời cái ả a
Ϲái ả ới à hời a
Ϲái ả có a đồng tiền
Đôi taу em mà nâng lấу i i
Ϲái ả có a đồng tiền
Ấу hư hư ấу hự i
Ɓẻ i i ba ấу hự i bẻ i i ba
Ɓẻ ba là bên rằng là tình rằng
Ɓẻ bốn qua hời là hời cái ả a
Ϲái ả ới à hời a
Ϲái ả có a rể hiền
Ɓẻ ba tôi mà bẻ bốn
Ϲái ả có a rể hiền
Ấу hư ấу hự i lấу i nhau
Ấу hự i i lấу nhau
Về câu chuyện của câu Nhất ngon là mía Lam Điền hay Lan Điền này có hai điển tích khác nhau, sau đâu xin dẫn cả hai điển tích để tham luận.
Tích 1 : Lam Điền – Cá Vân Kiều
Nhất ngon là mía Lam Điền,
Dâu ngoan ngồi đấy, rể hiền ngồi đây.
(sửa chữ « lan » thành chữ « lam » để minh họa)
”Lam Điền” là tên một huyện thuộc tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) ngày nay. Theo truyền thuyết ”Lam Điền” cũng là nơi có động tiên. Và ở động tiên ấy, Bùi Hàng đã gặp người đẹp tên là Vân Anh rồi họ kết duyên vợ chồng.
Bùi Hàng (đời Đường) thi trượt, tìm đến miền đất Ngọc Chữ ( nay thuộc huyện Vũ Cương, tỉnh Hồ Bắc) để thăm người bạn cũ họ Thôi. Khi về, Bùi Hàng ngẫu nhiên đi chung thuyền với nàng Vân Kiều, một thiếu nữ đẹp vào hàng quốc sắc thiên hương. Bùi Hàng mang lòng yêu mến, mới viết một bức thư gửi nàng, nhờ người hầu gái Vân Kiều đưa giúp. Nhân đấy, chàng được trò chuyện cùng nàng thật tâm đầu ý hợp. Khi sắp chia tay, Vân Kiều cảm hứng làm một bài thơ tặng Bùi Hàng :
Nhất ẩm quỳnh tương bách cảm sinh,
Huyền sương đảo tận kiến Vân Anh.
Lam Kiều tiên thị thần tiên quật,
Hà tất kỳ thu thượng ngọc kinh.
Nghĩa là:
Vừa uống cạn chén quỳnh tương trăm mối cảm sinh,
Thuốc huyền sương (thuốc tiên) giã xong thì lấy được Vân Anh.
Lam Kiều chính là nơi động tiên đó,
Cần gì phải vất vả lên chốn ngọc kinh.
Bùi Hàng còn mơ hồ chưa hiểu ý tứ bài thơ ra sao thì thuyền đã tới đất Tương Hán.Vân Kiều và người hầu chốc đã lên bộ đi mất.
Ít lâu sau, Bùi Hàng có việc qua đất Lam Kiều thuộc huyện Lam Điền. Chàng rẽ vào một ngồi nhà lá cạnh đường xin nước uống. Bấy giờ trong nhà có một bà lão đang ngồi bện dây gai. Bà lão gọi to tên cô gái là Vân Anh bảo đem nước mời khách. Nghe tên cô gái Hàng bất giác nhớ lại bài thơ của Vân Kiều, trong lòng nghi hoặc, mới quyết tìm hiểu sự thể ra sao.
Vân Anh đứng ở trong nhà, đưa đôi cánh tay ngọc ngà ra ngoài qua rèm mời nước Bùi Hàng. Uống xong, Bùi Hàng thấy đây quả là thứ nước tiên (quỳnh tương) như ý bài thơ, trong người cảm thấy bàng hoàng muốn nhìn rõ mặt Vân Anh. Khi đưa trả lại bát nước, Bùi làm như vô ý cuốn cao bức rèm, thì quả thấy Vân Anh mười phần lộng lẫy đoan trang đang e thẹn đưa tay che mặt, khép nép đứng vào một bên. Chàng mê mẩn tới mức chân chẳng muốn rời, bèn xin với bà lão nghỉ trọ lại. Bà lão vui vẻ bằng lòng.
Tối hôm ấy, Bùi Hàng lân la nói chuyện Vân Anh với bà lão và xin đem hậu lễ để đón nàng làm vợ. Bà lão nói :
– Ta nay đã già, thường không được khỏe , mọi việc trong nhà đều chỉ nhờ cậy cả vào một mình Vân Anh là cháu gái. Trước đây, thần tiên có cho ta một thần linh dược, cần có chầy cối ngọc để giã thì mới dùng được. Bao giờ nhà ngươi có đủ các thứ đó mang lại thì ta sẽ gả Vân Anh cho, còn vàng bạc, gấm vóc ta không cần đến.
Bùi Hàng cảm tạ và hứa đúng một trăm ngày sau sẽ mang chầy, cối ngọc đến. Sáng hôm sau, chàng từ biệt ra về.
Bùi Hàng đi khắp các chợ búa, phố phường ở kinh sư,quyết tìm mua bằng được chầy, cối ngọc. May thay, chàng đã mua được những thứ quý hiếm ấy. Bùi tức thì mang chầy, cối ngọc đến huyện Lam Điền. Thuốc tiên được giã một trăm ngày thì xong. Như lời đã hứa, bà lão cho Bùi Hàng được lấy Vân Anh làm vợ. Hôm làm lễ thành hôn, Bùi Hàng hỏi ra mới biết Vân Anh chính là em gái ruột người đẹp Vân Kiều mà chàng gặp trên thuyền năm xưa.Bấy giờ nhớ lại, chàng thấy lời thơ của Vân Kiều quả là ứng nghiệm. Người ta nói rằng về sau hai vợ chồng Bùi Hàng – Vân Anh cùng lên cõi tiên.
Văn học cổ đã dùng điển này để nói việc trai gái hội ngộ mà sau nên vợ nên chồng, với những hình tượng như cầu Lam (Lâm tuyền kì ngộ) cầu nào xanh (Hoa tiên) chày đâm thuốc (Hồng Đức quốc âm thi tập)…
Trong Quan họ, ”mía Lan Điền” và ”cá Vân Kiều” cũng là dùng ý tứ khái quát của điển trên để nói lòng mình: Mong muốn thành dâu, thành rể, có cuộc sống hạnh phúc như con người và cảnh vật ở cõi tiên.
Giống như trường hợp ”Kim Lan”, ngày nay hầu hết mọi người đều ca là ”Mía Lan Điền” và giải thích rằng Lan Điền là mía trồng ở ruộng quan. Các nghệ nhân cao tuổi ở Làng Diềm nói rằng: Xưa, các Liền anh, Liền chị đều ca là ”Mía Lam Điền”.
Cùng chung nội hàm với ”Mía Lan Điền” còn có hình tượng ”con cá Vân Kiều”:
Núi kiêu non lở,
Con cá Vân Kiều nó lại giương vây.
Tích 2: Lan Điền
Tục truyền rằng, đức Vua Bà Thủy Tổ sinh ra những làn điệu Quan Họ chính là Hoàng Thái Hậu Nguyên Phi Ỷ Lan. Theo truyền thuyết, Ỷ Lan sinh ngày 7 tháng 3 năm Giáp Thân (1044), lúc lên 10 tuổi thì mẹ mất, bố lấy vợ kế nhưng ít lâu sau cũng qua đời. Ỷ Lan là một cô gái rất xinh đẹp và chăm làm.Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến, cũng có sách ghi tên bà là Lê Thị Yến Loan hay Lê Thị Khiết. Ỷ Lan nghĩa là dựa vào cây lan, đó là hình ảnh hết sức độc đáo của cô thôn nữ vùng Thổ Lỗi, sau này đổi là Siêu Loại (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm- Hà Nội ngày nay).
Sử cũ chép rằng, bấy giờ Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà chưa có con trai nối ngôi, lòng lấy làm lo lắng, bèn đi cầu tự ở khắp nơi. Mùa xuân năm 1063, vua Lý Thánh Tông đi cầu tự ở chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Khi đi qua hương Thổ lỗi, ngài vén rèm nhìn ra, thấy thần dân đang sụp lạy, duy từ xa có người con gái tựa vào cây lan và cất tiếng hát trong trẻo:
Tay cầm bán nguyệt xênh xang,
Một trăm ngọn cỏ lai hàng tay ta.
Lý Thánh Tông lấy làm lạ, sai quân lính đưa cô đến trước xe hỏi chuyện. Thấy cô gái bội phần xinh đẹp, lại đối đáp lưu loát, thông minh dịu dàng, vua liền truyền đưa về kinh thành Thăng Long. Nhà vua lấy ngay hình ảnh của kỷ niệm buổi đầu gặp gỡ ấy làm hiệu cho nguyên phi, người đương thời cũng như người bao thế kỷ qua nhân đó mà gọi là Nguyên phi Ỷ Lan. Vua cho xây dựng một cung điện riêng (nay là đình Yên Thái, phường Hàng Gai, Hà Nội) đặt tên là cung Ỷ Lan. Năm 1066, Ỷ Lan sinh hạ hoàng tử Càn Đức (sau là vua Lý Nhân Tông, 1072-1127). Nhà vua vì đặc biệt quý Nguyên phi Ỷ Lan, vào năm 1068 đã cho đổi gọi nguyên quán của Ỷ Lan là làng Thổ Lỗi thành làng Siêu Loại (nghĩa là vượt lên trên đồng loại). Địa vị của Ỷ Lan trong hoàng tộc càng trở nên vững vàng.
Khác với các phi tần khác lấy việc chau chuốt nhan sắc mong chiếm được tình yêu của vua, mà quan tâm đến hết thảy mọi công việc trong triều đình. Ỷ Lan khổ công học hỏi, miệt mài đọc sách nên chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người đều kinh ngạc trước sự hiểu biết uyên thâm về nhiều mặt của Ỷ Lan, triều thần bái phục người có tài. Năm Kỷ Dậu (1069), vua Lý Thánh Tông thân chinh cầm quân đi đánh phương Nam, đã trao quyền nhiếp chính không phải cho Hoàng hậu Thượng Dương, cũng không phải cho Tể tướng Lý Đạo Thành, mà giao cho Ỷ Lan. Nguyên phi Ỷ Lan được tin cẩn trao quyền điều khiển chính sự ở triều đình, nghĩa là gần như cho bà làm vua khi vua vắng mặt. Ỷ Lan không phải chỉ là cô gái đẹp mà còn là người tài cao, sắc sảo và rất có bản lĩnh. Hoàng đế Lý Thánh Tông quả đúng là người có con mắt nhìn người rất tinh tường.
Ỷ Lan Nguyên phi rất quan tâm đến quốc gia đai sự. Bà khổ công học tập, miệt mài đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách. Các triều thần đều ngạc nhiên trước tri thức, sự hiểu biết của Nguyên phi. Để đảm bảo việc cung cấp đủ lương thực cho nhà vua đi đánh giặc, cũng như việc phòng ngự chặt chẽ cho vùng biên giới phía bắc. Bà đã cho tập chung dân lại để lập Ấp, lập Làng, rồi dậy cho dân những nghề canh tác nông nghiệp cũng như các nghề thủ công mĩ nghệ để đảm bảo lương thực và vũ khí cho quân đội đánh trận…vv
Về văn hóa, bà đã sáng tác ra những làn điệu Quan Họ thiết tha, say đắm lòng người để thay cho môn nghệ thuật Kinh Kịch của Trung Quốc. Để bài trừ cái thứ văn hóa mà nhân dân ta đã phải học theo trong ách đô hộ. Mỗi khi nông nhàn, hoặc trong lúc tăng gia sản xuất nông nghiệp là Bà lại dậy cho những nam thanh, nữ tú những làn điệu Quan Họ thiết tha của riêng người Việt ta. Rồi bà dựng vợ gả chồng cho những đôi nam thanh nữ tú yêu thương nhau để cho họ thành gia lập thất.
”Lan Điền” là nơi đầu tiên Vua Bà lập Ấp lập Làng, để rồi từ đây nhân rộng ra những nơi khác, ngành nghề khác. Và cũng chính nơi đầu tiên ấy cho nên bà đã lấy tên của chính mình để đặt tên cho vùng đất ấy, vì ”Lan Điền” chính là (ruộng của Bà Lan).
Đất Lan Điền bà đã dậy cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải, hoa mầu, lúa nước và đặc biệt là vùng đất ”Lan Điền” trồng mía để kéo mật thì rất là thơm ngon.
Giữa khung cảnh thanh bình của một vùng quê với những câu Quan Họ thiết tha lòng người, những nam thanh, nữ tú tăng gia sản xuất, những lứa đôi trai gái yêu thương nhau và rồi lên vợ thành chồng ấy, bà đã sáng tác ra câu ”Nhất Ngon Là Mía Lan Điền”, để rồi lời ca ấy vang vọng mãi đến ngàn sau như một lời ca ngợi cảnh thanh bình và cũng như một lời nguyện cầu để cho những ai yêu thương nhau được nên vợ thành chồng.
Trên đây là hai giả thuyết về điển tích của câu Quan Họ lời cổ ”Nhất Ngon Là Mía Lam Điền” và ”Nhất Ngon Là Mía Lan Điền”
Từ cái của tiếng Việt đã được xem là vốn chỉ quan hệ thân tộc: Cái đã được xem là vốn có nghĩa nguyên thủy là “mẹ, người mẹ” (chẳng hạn trong thành ngữ Con dại cái mang), Từ cái được sử dụng với tư cách “loại từ” trong cuộc sống của cộng đồng người Việt, hình ảnh người mẹ “Cái hời cái ả” có ấn tượng mạnh mẽ đối với tâm lý con người. Dần dà người ta nhìn các sự vật khác của thế giới xung quanh qua các ấn tượng này, coi các sự vật có ấn tượng đó là “vật chuẩn”, là “đại diện” để hình dung các sự vật khác, sau là đã gán tính chất nào đó của “vật chuẩn”cho các sự vật khác ấy. Coi người mẹ là “vật chuẩn” như cái gương để soi vào các sự vật khác nhau, và nhận diện các sự vật khác này không phải như chúng vốn có, mà là theo cái được nhìn thấy trong gương và tùy thuộc cái gương đó như thế nào. Đó là một cái nhìn đầy định kiến và cảm tính, đại khái hình ảnh người mẹ “hời” và “ả”.
Tích thứ 2 do một số nhà nghiên cứu cố gắng Việt hóa nguồn gốc Quan họ của bài dân ca nên suy diễn đặt tích viết ra như vậy. Chỉ riêng việc cuối câu truyện đặt ra “Đất Lan Điền bà đã dậy cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải, hoa mầu, lúa nước và đặc biệt là vùng đất ”Lan Điền” trồng mía để kéo mật thì rất là thơm ngon.” Là không hợp lý vì không thể có cách gọi phạm úy trong thời phong kiến như vậy được, khi đó chỉ có thể gọi là “đất của bà Nguyên phi” và không thể gọi tên “Lan”. Tích thứ nhất ở bên Trung quốc thì rõ rồi.
Vậy “Lan điền” nghĩa là gì:
– Từ “Điền” nghĩa là ruộng, đất..
– Từ “Lan” nghĩa Việt chính trong bài dân ca Quan họ không phải là động từ mà là danh từ với nghĩa thường là cây cảnh, có nhiều loại, thân cỏ, lá thường dài và hẹp, hoa đẹp thường có hương thơm (cây phong lan là loại cây điển hình nhất).Trong trường hợp này nghĩa cổ không nhất thiết là cây phong lan mà chính là cây mía có mùi mật thơm, có hình dáng đẹp…
– Từ “ruộng lan điền” không hẳn là ruộng của quan. Ngày xưa theo phong tục thời phong kiến ở các làng đều có những mảnh ruộng tốt gọi là “bờ xôi, ruộng mật” giao nhà Cai đám hoặc Đám tùy trồng trọt hoa màu để lấy hoa lợi dùng cho việc làng như lấy làm kinh phí tổ chức hội hè, làm đồ góp. ..Trong nội dung bài dân ca có câu “Nhất ngon là mía Lan Điền”là đúng thôi vì cây mía mà trồng trên đất ruộng tốt nhất làng thì phải rất ngon, ngọt mặt khác đấy chính là một trong các món đồ do đại diện dân làng mang tới chúc mừng thì còn gì ngon hơn được nữa. « Nhất ngon » ở đây có ý nghĩa thấm đậm tình làng nghĩa xóm người dân vùng Kinh bắc.
Cái hời-Cái ả nghĩa là:
“Cái hời cái ả” là hình ảnh người mẹ có ruộng “Ϲái ả có a Lan Điền”; người mẹ có con rể “Ϲái ả có a rể hiền”; người mẹ có của hồi môn “Ϲái ả có a đồng tiền”.
Từ “lan điền” còn có một ý nghĩa rộng khác đó là xưa không có từ “Quan họ” mà chỉ có từ “quan hộ”. Từ “Quan họ” là nghĩa thứ 3 của từ “quan hộ” tức là có con rể thì hai nhà có họ với nhau, là “thông gia” của nhau . Trong trường hợp này từ “lan” là động từ với nghĩa họ hàng “lan rộng ra” hay trong lời ca Quan họ gọi là Đương Quan họ. Từ ngữ văn hóa dân ca Quan họ hay và thâm túy là vậy, chẳng hiểu vì sao một số nhà nghiên cứu đọc được một tích truyện tận bên Trung quốc mà về Việt nam thay đổi một chữ “lan” thành chữ “lam” không có ý nghĩa gì với văn hóa Quan họ.
Động từ “lam”
(cơm) nấu bằng ống nứa hay ống vầu thay cho nồi (một cách nấu cơm ở một số vùng dân tộc thiểu số)
lam cơm
Tính từ
có màu xanh đậm hơn màu da trời
khói lam chiều
sương lam
khoảng trời màu lam sẫm
1. (Từ mỹ,nghĩa mỹ) , (từ lóng) trốn tránh, chạy trốn, lẩn trốn.
Kiều Lam
Theo tiếng Hán, tên “Kiều” mang ý nghĩa là người con gái xinh đẹp “Lam” là tên gọi của một loại ngọc. Kiều Lam có nghĩa con gái xinh đẹp như loài ngọc & mang đến may mắn tốt lành cho mọi người
Lam Điền có thể là:
• Xã Lam điền, huyện Chương mỹ, Hà Nội, Việt Nam.
• Huyện Lam điền thuộc địa cấp thị Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Danh từ “Điền”
(Từ cũ) nơi đồng ruộng, nông thôn
từ quan về sống nơi điền dã
vùng xa thành phố, là nơi tiến hành những cuộc điều tra, khảo sát trong nghiên cứu khoa học
đi điền dã
tư liệu điều tra điền dã
Kết luận : Tuy rằng tích “Lam Điền – Cá Vân Kiều » có nội hàm gần như nội dung bài DCQH « Nhất ngon là mía Lan Điền » nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Bài DCQH đơn giản chỉ miêu tả nghi lễ trước khi tổ chức đám cưới cho đôi trai gái vùng Kinh bắc lấy nhau. Với một nghi lễ giản dị đời thường, một giá trị vật chất chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, còn giá trị lớn nhất là người mẹ có con rể “Ϲái ả có a rể hiền”.
Cá Vân Kiều là bài Quan họ khác, điển tích khác, không thể công nhận « Lam kiều » trong bài « cái hời cái ả- mía lan điền ».
Như vậy Tích « Lam Điền – Cá Vân Kiều » là truyện kể về duyên phận, về hình tượng đẹp tuyệt đối của người con gái Trung Hoa.
Bài Quan họ “Cái hời cái ả” – « mía lan điền » chủ đề là người mẹ « Cái » thực hiện trách nhiệm làm cha mẹ không có thách cưới gả bán có điều kiện như trong « Lam Điền – Cá Vân Kiều » :
…thần tiên có cho ta một thần linh dược, cần có chầy cối ngọc để giã thì mới dùng được…
Việc gắn một tích truyện không cùng một chủ đề để sửa một chữ làm cho lệch lạc nội dung là không thể chấp nhận được.