Update Required
Ca khúc Bèo dạt mây trôi do ca sĩ thể hiện, thuộc thể loại Hòa tấu. Các bạn có thể nghe, download (tải nhạc) bài hát Beo dat may troi mp3, playlist/album, MV/Video miễn phí tại QuanHoBacNinh.Vn
Lời bài hát: Bèo dạt mây trôi
Bài hát Bèo dạt mây trôi -
Bèo dạt mây ì i trôi, chốn xa xôi
Anh ơi em vẫn đợi bèo dạt.
Mây í ì i… trôi chim xa tang tính tình, cá lượn.
Ngậm một tin trông, hai tin đợi, ba bốn tin chờ.
Sao chẳng thấy anh.
Một mảnh trăng ì i treo, suốt canh thâu.
Anh ơi, trăng đã ngả ngang đầu.
Thương nhớ ờ ơ ai sương rơi đêm sắp tàn, trăng tàn.
Cành tre đưa trước ngõ, là gió la đà
Em vẫn mong chờ, sao chẳng thấy anh.
Mỏi mòn trông ì i theo suốt canh thâu.
Chim ơi cho nhắn gửi đôi lời
Thương nhớ ờ ơ ai, sương rơi đêm sắp tàn trăng tà
Người đi xa có nhớ là nhớ ai ngồi trông cánh chim trời sao chẳng thấy anh.
Người đi xa có nhớ, là nhớ ai ngồi trông cánh chim trời, sao chẳng thấy anh.
Bèo dạt mây trôi, chốn xa xôi
Anh ơi em vẫn đợi… bèo dạt.
Mây í ì trôi chim sa tang tính tình, cá lội
Ngẫm một tin trông, hai tin đợi, ba bốn tin chờ
Sao chẳng thấy đâu ?
Một mảnh trăng treo suốt canh thâu,
Anh ơi trăng đã ngả ngang đầu.
Thương nhớ… ai sương rơi đêm sắp tàn, trăng mờ.
Cành tre đưa trước gió, là gió la đà
Em vẫn mong chờ, sao chẳng thấy anh
Bèo dạt mây trôi, chốn xa xôi
Anh ơi, em vẫn đợi… bèo dạt
Mây í ì trôi chim sa tang tính tình cá lội
Ngẫm một tin trông, hai tin đợi, ba, bốn tin chờ
Sao chẳng thấy đâu ?
Ngày ngày ra trông chốn xa xăm
Anh ơi em vẫn đợi mỏi mòn.
Ra… trông sao sa tang tính tình hoa tàn,
Người đi xa có nhớ,
Là nhớ ai ngồi trông cánh chim trời,
Sao chẳng, sao chẳng thấy anh ?
36. Chuyện về bài: “Bèo dạt mây trôi”.
Bèo dạt mây trôi, chốn xa xôi
Em ơi anh vẫn đợi bèo dạt.
Mây… trôi chim ca tang tính tình, cá lội
Ngẫm một tin trông, hai tin đợi, ba bốn tin chờ
Sao chẳng thấy đâu.
…….
Trong bài Bèo dạt mây trôi rất giản dị, gần gũi với nông thôn Việt Nam, sử dụng những hình tượng nghệ thuật như cánh bèo, chim, cá, mây, trăng, gió v.v. tạo ra một khung cảnh nhớ nhung sâu lắng. Cảnh vật nông thôn thời xưa thể hiện rõ nét, không gian và thời gian như nhập vào một, chất trữ tình mạch lạc.Đặc biệt ở nhan đề “Bèo dạt mây trôi” sử dụng một câu tục ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nông dân Việt.Tạo ra cho ca khúc một đặc điểm quan trọng đó là dễ đi vào lòng người nghe.
Mặc cho bèo dạt mây trôi.
Em vẫn đứng đợi chàng ơi là chàng
Bài này theo cố nhạc sĩ Hồng Thao, chuyên gia QH, thì không phải là bài Quan họ, không có trong 174 làn điệu Quan họ mà ông sưu tầm được. Nhưng chúng tôi thấy từ lời thơ đến phong cách “hát” thì đặc sệt chất Quan họ. Mà nhiều năm qua không thấy tỉnh nào nhận. Hơn nữa, các ca sĩ nước ngoài sang ta biểu diễn đều giới thiệu là dân ca Quan họ Bắc Ninh. Và thực tế, bây giờ bài này đã được nhân dân Bắc Ninh công nhận là dân ca Quan họ. “Theo Đức Miêng, từ những năm năm 1970 trở lại đây không có làng quan họ nào hát bài này. Nhạc sĩ quá cố Hồng Thao đã ghi âm 174 làn điệu mà không hề có làn điệu Bèo dạt mây trôi. Người sưu tầm ca khúc và giới thiệu qua Đài tiếng nói Việt Nam là nhạc sĩ Nguyễn Chính, với bản thu thanh đầu tiên là của cố nghệ sĩ Thương Huyền năm 1968. Tuy nhiên chính nhạc sĩ Nguyễn Chính cũng không nhớ là sưu tầm ở đâu.” Wi..
Ca dao: “Người về em vẫn trông theo,
Trông nước nước chảy, trông bèo bèo trôi”…
Dân ca Quan Họ Bắc Ninh:
“Người về em vẫn (i i i ỉ i có mấy) trông theo,
Trông (ư ư) nước (tình chung là như) nước chảy,
(Mà này cũng có a trông bèo)
Trông bèo (lạ) bèo trôi…” .
Theo nghiên cứu và tài liệu có được tôi khẳng định đây là một làn điệu dân ca Quan họ vì:
-Vùng Kinh bắc xưa rất rộng lớn từ Gia lâm, Hà nội đến Hữu lung, Lạng sơn. Từ Văn giang, Hưng yên đến Ba vì, Sóc sơn (HN). Mặt khác Kinh bắc vùng trung tâm của đồng bằng Bắc bộ cả về địa lý lẫn văn hóa. Đầu tiên xác định đây là bài dân ca Bắc bộ.
– Từ những năm 1920 – 1942 rất nhiều người nổi tiếng nghiên cứu về dân ca Quan họ như ông Nguyễn Văn Huyên nguyên là bộ trưởng giáo dục nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ông Nguyễn Văn Khoan, nhưng có ít người biết rằng ông Ông Paul Mus, người Pháp, là người đã đóng một vai trò khá đặc biệt trong lịch sử nước ta. Tuy được sinh ra ở Pháp quốc, ông Paul Mus từ nhỏ đã sống tại Hà Nội, lớn lên, đi học tại Hà Nội, cho nên ông rất hiểu và có cảm tình với nước và dân chúng Việt Nam. Trở về Pháp, ông đã trở nên một học giả chuyên về Đông Nam Á, rồi một chiến binh chống Đức Quốc Xã. Trở lại Việt Nam ông vào làm cho Trường Viễn Đông Bác Cổ, khảo cứu về văn minh Đông Phương và Phật giáo, nhất là về Phật giáo tại Nam Dương quần đảo (quần thể Borobodur).
Chính ông Paul Mus là người cùng nghiên cứu và giới thiệu, hướng dẫn ông Nguyễn Văn Huyên 2 lần làm đề tài tiến sỹ về văn hóa Quan họ năm 1942, Ông Nguyễn Văn Huyên, nghe Thầy tôi nói là mồ côi từ nhỏ, nhưng được gia đình cho sang Pháp học. Ông đã đậu hai bằng của Pháp là Cử nhân Văn Chương và Cử Nhân Luật và 3 năm sau ông là người Việt Nam đầu tiên đậu Tiến sĩ Văn Chương Đại học Sorbone. Trở về nước, ông dậy học tại trường Bưởi trước khi vào Trường Viễn Đông Bác Cổ. Từ năm 1945 cho đến khi ông mất (1975) ông đã là Bộ Trưởng bộ Quốc Gia Giáo Dục trong chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Nguyễn Văn Huyên sau khi ông trở về từ Pháp, lấy cảm hứng để tiếp tục nghiên cứu về “hộ vệ làng” với ông Tư Khoan-chúng tôi sẽ chỉ có tác phẩm của học giả Trung Quốc hoặc tiếng Pháp (xem Nguyễn Phương Ngọc 2012: 92, 158-164).
Ông Nguyễn Văn Huyên và ông Paul Mus rất thích bài thơ “ Bèo dạt mây trôi” và bài dân ca Quan họ “Bèo dạt mây trôi” hai ông cũng dùng chính bài dân ca Quan họ này để làm đề tài tiến sỹ. Đây cũng chính là lý do rất nhiều nghệ sỹ và nhà ngoại giao nước ngoài biết được bài này, khi giao lưu với chính phủ Việt nam cũng thể hiện bài dân ca Quan họ đặc sắc này. Điều này cũng chứng tỏ người Pháp quan tâm và hiểu biết về văn hóa Quan họ có khi còn hơn người dân Kinh bắc hiện nay. Theo lời ông Nguyễn Văn Sảo ( thọ 103- mất năm 2016) và ông Nguyễn Văn nghệ ( hiện thọ 93 tuổi) Bài “Bèo dạt mây trôi” được hai ông Nguyễn Văn Huyên và ông Paul Mus gi chép qua lời ca các Liền anh, Liền chị làng Yên mẫn, tại đình làng năm 1940.
Bèo dạt mây trôi, ngoài thể hiện bằng lời hát, nhạc sĩ Đặng Ngọc Long đã chuyển soạn cho độc tấu đàn Ghita rất thành công ở trong cũng như ngoài nước. Tác phẩm nay đã được đưa vào thư viện lưu trữ Quốc gia Đức và đã được đưa vào chương trình thi bắt buộc tại cuộc thi Guitar Quốc tế tại Berlin-Đức. Được gi nhận là một bài dân ca Quan họ Kinh điển, tiêu biểu.
Năm 2014 Jann Weigel (17 tuổi mang hai dòng máu Đức – Thái) đã giới thiệu bài dân ca Quan họ “Bèo dạt mây trôi” và ca bằng hai thứ tiếng Đức- Việt vô cùng ngọt ngào, truyền cảm. Trước đó các đoàn ngoại giao Pháp, Đức… cũng nhiều lần thể hiện bài này.
BÈO NỔI HOA TRÔI : Số phận long đong như cánh bèo cánh hoa trôi dạt trên dòng nước.
Nỡ nào trêu ghẹo chi tôi
Lênh đênh bèo nổi hoa trôi một thì
(Lên tiên cung – DCQH)