Lời bài hát: Đắp nấm trồng chanh
Bài hát Đắp nấm trồng chanh - Nghệ nhân Nguyễn Công Dứa, Nghệ nhân Nguyễn Công Lụt
Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh Đắp nấm trồng chanh
Vào vườn đắp nấm trồng chanh
Chả được ăn quả chiết cành cho cam
Quan họ giả dạ bắc nam
Nhất nhật bất kiến nhị tam tú hề
Tam thu nhị bất kiến hề
Em đây người đấy biết về tay ai
Đôi người về tay chúng em
Quế nay tôi sánh với hồi
Cho đẹp lòng thiếp cho phu lòng người
kẻo luống công trình giở dang
Mượn cầu ô thước bắc cầu sông ngân
Xa lại em nay lên gần
Em đây người đấy ôm cầm làm sao
Đồng hồ chuông gẫy khánh lao
Canh khuya rót giọt dầu hao trăng tà
Đồng hồ canh đã điểm ba
Mỗi lần hát lại câu Quan họ lời cổ “đắp nấm trồng chanh” này, luôn gợi lại trong lòng AD biết bao bồi hồi xao xuyến khi mường tưởng về các cụ ta xưa. Ôi! Cảm thương thay cho cái duyên, cái tình của “người Quan họ”, luôn trọn nghĩa vẹn tình vậy mà đến cuối cùng lại “chả được ăn quả chiết cành cho cam”. Một câu thơ thôi, nhưng đã lắng đọng lại trong lòng AD từ thủa còn theo các cụ để học Quan họ. Khi chưa hiểu mấy thì cứ thấy thương cho cái sự chia xa đầy ai oán của “người Quan họ”, lớn lên rồi hiểu thêm đôi chút lại thấy càng thấm và phục cái tài dùng chữ của các cụ ta xưa. Chỉ là trồng một cây chanh thôi, nhưng đã nói được lên hết nỗi niềm của người Quan họ.
Vào vườn đắp nấm trồng chanh
Chả được ăn quả chiết cành cho cam.
“Hoa chanh” một loài hoa thật nhỏ nhoi, nhưng thắm nhuần hương sắc, luôn dịu ràng toả ngát thơm bay. Nó thuần khiết như cái thuần khiết vốn có của người Quan họ, thật bình dị nhưng lại chứa đầy những nhân văn và lẽ sống. Thuần thuý ở chỗ: không phải là cái gì đó quá ư kiêu xa đài các, nhưng lại chất chứa trong mình sự tinh khiết thanh cao. Chả được ăn quả, hay chiết cành, ví như sự gắn bó với nhau của người Quan họ mà không nên gì, để rồi…
Quan họ giả dạ Bắc – Nam
Nhất nhật bất kiến nhị tam tú hề
Tam thu nhị bất kiến hề
Em đây người đấy biết về tay ai?
Ý nghĩa của câu hát thì thật buồn, mà sao cái hình ảnh lại thật mộc mạc, thân thương mà gần gũi đến vậy? Tất cả những thứ đó hoà quện vào với nhau cứ như vốn dĩ sinh ra là để như vậy.
Đây là file ghi âm của cụ Nguyễn Công Lụt và Nguyễn Công Dứa làng Châm Khê, cụ Lụt thì đã mất giữa năm 2016, cụ dứa thì giờ vẫn khỏe mạnh
Cảm ơn bạn đã cung cấp thông tin. Mình sẽ Update lại ngay.
tại sao không gọi là ”giồng” thay cho ”trồng” theo ngữ âm cổ bắc bộ như ”giời”- ”trời”, ”giầu”- ”trầu”,……